2.1.1.Phương pháp BPMS
BPM là một phương pháp tiếp cận hệ thống bao gồm các khái niệm, phương pháp, công cụ và các kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho quản lý, trước hết để mô tả, phân tích các BP, sau đó thiết kế, cấu hình, thực thi chúng. Trong các công trình khoa học đã
công bố của mình, Aalst đã định nghĩa BPMS như là phương pháp hỗ trợ quá trình
quản lý của doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương pháp, kỹ thuật, và phần mềm để thiết kế, ban hành, kiểm soát, và phân tích các quá trình hoạt động liên quan đến con người, tổ chức, các ứng dụng, tài liệu và nguồn thông tin khác.
Giáo sư Michael L. Tushman, Đại học Hardvard và Giáo sư Mary Benner, Đại
học Minnesota cũng đã đưa ra định nghĩa về BPMS là việc dựa trên cái nhìn toàn bộ tổ
chức như một hệ thống gồm các tiến trình liên kết với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ được mô hình hóa dưới dạng sơ đồ, qua đó có thể cải tiến và đảm bảo các tiến trình của tổ chức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Trong BPMS, các BP vừa là mục tiêu và cũng là công cụ để tổ chức các hoạt động trong doanh nghiệp và cải thiện mối quan hệ giữa chúng nhằm tạo ra những tiến trình kinh doanh khoa học, thống nhất, tiện lợi và hiệu quả. Thông qua việc quản lý, hoàn thiện và tự động hóa các BP người chủ doanh nghiệp có thể đi đến giảm chi phí quản lý, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới
trong thời gian nhanh nhất với chi phí hợp lý, và cuối cùng là chiếm lĩnh thị trường bằng các lợi thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
Giáo sư Mathias Weske của Đại học Postdam, đã đưa ra một nghiên cứu về các
đối tượng cần quan tâm đến lĩnh vực BPMS trong cuốn sách “ Quản lý tiến trình
nghiệp vụ, các khái niệm, ngôn ngữ và kiến trúc” [Math07]. Ông đã chỉ ra hai nhóm
đối tượng chính quan tâm đến BPMS. Một là cộng đồng những người làm công tác quản trị kinh doanh quan tâm tới việc sử dụng BPMS nhằm cải thiện việc vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm thứ hai là cộng đồng những người hoạt động trong lĩnh vực CNTT quan tâm đến BPMS ở những góc độ khác nhau về phương pháp và công nghệ. Những nhà nghiên cứu quan tâm đến các phương pháp để mô hình hóa các BP khi sử dụng các ngôn ngữ phù hợp để đặc tả các hoạt động nghiệp vụ. Sự mô hình hóa này cho ta những mô hình trực quan về mặt cấu trúc của các BP. Điều đó rất hữu ích trong việc phân tích, hoàn thiện BP cũng như sử dụng các công cụ để quản lý và tự động hóa nó.
2.1.2.Quy trình phát triển ứng dụng theo BPMS
Đặc trưng của các BP và sự tiến bộ của công nghệ đồ họa, người ta có thể đặc tả BP như nó tồn tại trong thế giới thực bằng các ký pháp đồ họa. Khi phân tích và hoàn thiện một BP thì đó cũng được xem là một thiết kế của BP. Vì thế, trong phương pháp BPMS, phân tích và thiết kế BP được xem là một. Bước tiếp theo là định vị BP trong môi trường hoạt động của nó như định vị một dây truyền sản xuất sản phẩm trong không gian. Vì môi trường mà các BP hoạt động là môi trường web, nên việc di chuyển các dữ liệu từ một địa chỉ đến địa chỉ khác là đơn giản. Vấn đề còn lại là định vị hướng di chuyển của chúng. Để thực hiện các hoạt động xử lý, mỗi hoạt động trên tiến trình được thực hiện bằng một “thiết bị” webservice lập trước. Như vậy ta đã tự động hóa được “dây chuyền” BP. Vấn đề còn lại duy nhất là dịch các tiến trình đã được thiết kế thành ngôn ngữ thực thi. Công việc này được thực hiện tự động nhờ một hệ
thống phần mềm “dịch và chay”: Ngôn ngữ thực thi tiến trình nghiệp vụ (Business
Theo sơ đồ phát triển n kiểm thử. Nó gần giống với ph tính đúng đắn bản đặc tả yêu c trình dịch nó.
2.1.3. Mô hình vòng đời phát triển của BPMVòng đới phát tiển của BPMS l Vòng đới phát tiển của BPMS l
BPMS. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ l
tiễn vận hành của nó, từ lĩnh vực CNTT đến quản trị kinh doanh, từ những ng lý nghiệp vụ đến những ngư
Có nhiều nghiên cứu về v nghiên cứu đã thống nhất với mô h đời phát triển của BPM bao gồm các b
Hình 2.2 Mô hình vòng
Hình 2.1 Màn hình Data Editor
ồ phát triển này, phát triển phần mềm cho tiến trình không c ểm thử. Nó gần giống với phương pháp hình thức hóa: chỉ cần đặc tả v
êu cầu, là nhận được phần mềm nhờ hệ một hệ thống ch
ời phát triển của BPMS
ới phát tiển của BPMS là phương pháp luận để phát triển một hệ thống ến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lý thuyết về các BP đến thực ủa nó, từ lĩnh vực CNTT đến quản trị kinh doanh, từ những ng
ười phát triển phần mềm và tích hợp hệ thống. ứu về vòng đời phát triển của BPMS. Tuy nhiên ph
ống nhất với mô hình vòng đời phát triển của Aaslt. Theo Aaslt, v ời phát triển của BPM bao gồm các bước sau [Aasl&03]:
Hình 2.2 Mô hình vòng đời phát triển BPMS của Wil van der Aalst
ình không cần lập trình, ức hóa: chỉ cần đặc tả và kiểm chứng ợc phần mềm nhờ hệ một hệ thống chương
ận để phát triển một hệ thống ết về các BP đến thực ủa nó, từ lĩnh vực CNTT đến quản trị kinh doanh, từ những người quản
ợp hệ thống.
ên phần lớn các ời phát triển của Aaslt. Theo Aaslt, vòng
Giai đoạn 1- Thiết kế tiến trình: Ở giai đoạn này, các mô hình BP sẽ được soạn
thảo, phân tích và hoàn thiện, và cập nhật vào hệ thống BPM (Business Process
Management System - BPMS). Giai đoạn này liên quan tới việc sử dụng các chuẩn thiết
kế đồ hoạ và hệ thống quản lý các BP.
Giai đoạn 2 - Cấu hình hệ thống: Giai đoạn 2 tiến hành định vị BP trong môi trường hoạt động, bao gồm cấu hình lại các thông số kỹ thuật của nó trong BPMS và các hệ thống nền bên dưới. Ví dụ như đồng bộ hoá vai trò tương tác giữa các hoạt động của BP, gắn mỗi hoạt động của BP với các tài khoản nhân viên và đưa vào trong các Active Directory trên máy chủ Server Windows…
Giai đoạn 3 - Ban hành tiến trình: Các mô hình trong BPMS được sử dụng chạy trên các máy chủ BPM để tạo ra các đoạn mã thực thi. Phần mềm sinh mã thực thi BPEL sẽ dich mô hình BP được thiết kế bằng hệ thống ký pháp chuẩn cho BP
(Business Process Management Notation - BPMN) ra mã thực thi BPEL và chạy trên
máy chủ BPM.
Giai đoạn 4 - Chẩn đoán tiến trình: Môi trường mà trong đó các tiến trình vận
hành phụ thuộc vào cấu hình hệ thống cụ thể được sử dung: công suất của máy chủ và
các máy trạm, băng thông đường truyền, hình trạng mạng, các giao diện kết nối,...Vì
thế, các chuyên gia BPM cần sử dụng các công cụ phân tích và quản lý phù hợp để có thể xác định các lỗi hoặc những điểm tắc nghẽn trong toàn bộ BP của doanh nghiệp khi nó hoạt động. Từ đó đề xuất các sửa đổi và cải tiến cần thiết để hoàn thiện BP và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.