Tấn Công man in the middl

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp bảo mật thoại trên mạng Internet (Trang 65 - 69)

3.2.2.4. Chặn và đánh cắp cuộc gọi

Nghe trộm và đánh chặn cuộc gọi là vấn đề liên quan đến mạng VoIP, định nghĩa nghe lén có nghĩa là một người tấn công có thể giám sát toàn bộ báo hiệu hoặc dòng dữ liệu giữa hai hoặc nhiều đầu cuối VoIP, nhưng không thể biến đổi dữ liệu. Đánh cắp cuộc gọi thành công tương tự như việc nghe trộm trên dây nối, cuộc gọi của hai bên có thể bị đánh cắp, ghi lại, và nghe lại mà hai bên không hề biết. Rõ ràng người tấn công mà có thể đánh chặn và chứa dữ liệu này có thể sử dụng dữ liệu này cho mục đích khác phục vụ cho mục đích của anh ta.

3.2.2.5. Đánh lừa ARP (ARP Spoofing)

Thao tác vào các gói ARP là kỹ thuật tấn công thường thấy trong mạng VoIP. Một vài kỹ thuật hay công cụ hiện tại cho phép bất kỳ user nào có thể tìm ra lưu lượng mạng trên mạng bởi vì ARP không có điều khoản cho câu hỏi nhận thực và câu hỏi trả lời. Thêm vào đó, bởi vì ARP là một giao thức stateless, hầu hết các hệ thống hoạt động cập nhật cache của nó khi mà nhận một lời đáp ARP, bất chấp nó được gởi đi từ một yêu cầu thực tế hay không. Trong số những tấn công này, chuyển hướng ARP, đánh lừa ARP, đánh cắp ARP và đầu độc cache ARP là các phương pháp để phá hoại quá trình ARP bình thường. Trong các mạng VoIP đánh lừa ARP là cơ sở để kẻ tấn công có thể thực hiện các cách tấn công khác nhau nhằm mụch đích quấy dối người sử dụng hoặc gây thiệt hai cho các nhà cung cấp dịch vụ:

 Tấn công đánh lừa đầu cuối VoIP (Rogue VoIP Endpoint Attack): giả mạo đầu cuối EP giao tiếp với các dịch vụ VoIP bằng cách dựa trên các đánh cắp hay ước đoán các nhận dạng, các uỷ nhiệm hoặc các truy cập mạng. Ví dụ, một đánh lừa đầu cuối EP có thể sử dụng các jack không được bảo vệ hay tự động đăng ký thoại VoIP để có thể vào mạng. Ước chừng mật mã có thể được sử dụng để giả dạng như là một đầu cuối hợp pháp. Việc quản lí các tài khoản không chặt chẽ có thể gia tăng nguy cơ của việc lợi dụng này.

 Cướp đăng ký (Registration Hijacking): Cướp đăng ký xảy ra khi một người tấn công mạo nhận là một UA có giá trị để giữ và thay thế đăng ký với địa chỉ của mình. Các tấn công này là nguyên nhân của việc tất cả các cuộc gọi đến được gởi đến người tấn công.

 Giả mạo uỷ nhiệm: Giả mạo uỷ nhiệm xảy ra khi một người tấn công đánh lừa một uỷ nhiệm (proxy) trong việc truyền thông với một proxy giả.. Nếu một người tấn công thành công trong việc giả mạo uỷ nhiệm, anh ta có thể truy cập vào tất cả các thông điệp SIP.

 Lừa tính phí: Giả mạo đầu cuối VoIP sử dụng server VoIP để đặt việc tính phí bất hợp pháp của cuộc gọi qua PSTN. Ví dụ, các điều khiển truy cập không đầy đủ có thể cho phép các thiết bị giả đặt phí của các cuộc gọi bằng cách gởi yêu cầu VoIP đến các ứng dụng tiến hành cuộc gọi. Các server VoIP có thể bị hack trong các thủ tục để tiến hành cuộc gọi miễn phí đến đích bên ngoài.

 Xáo trộn thông điệp: Bắt giữ, sửa đổi, và sắp đặt để không xác thực các gói VoIP đến đầu cuối. Các tấn công này có thể xảy ra qua việc đánh cắp đăng nhập, giả mạo uỷ nhiệm, hay tấn công trên bất kỳ một thành phần VoIP thực nào mà tiến hành các thông điệp SIP hay H.323, như là server proxy, registration, media gateway, hay các bức tường lửa.

3.2.3. Các tấn công liên quan đến dịch vụ điện thoại

Để đảm bảo thông suốt trong hệ thống VoIP thì các hệ thống điện thoại kết nối vào phải hoạt động một cách thông suốt. Đây cũng có thể là mục tiêu của attacker. Các dịch vụ liên quan đến dịch vụ này gồm có:

 Voicemail.  Caller ID  International calling  Telephone number  Call waiting  Call transfer  Location

 Confidentiality of signaling hoặc media streams  Lawful intercept

 Emergency services

Ví dụ với :

 Voicemail: Tấn công một cách đơn giản có thể là đoán mật khẩu hay brutefore nếu mật khẩu không đủ mạnh. Một số hành động của attacker là xóa tin nhắn, thay đổi thông tin cá nhân, chuyển cuộc gọi đến một số khác,…

 Caller ID : Các tấn công phổ biến là dùng spoofing ID nhằm lấy các thông tin cá nhân.

 Follow-me service : kẻ tấn công sử dụng phương pháp hijack để chen ngang vào cuộc gọi.

3.2.3.1. Lỗ hổng với IP phone và Soft phone

Tấn công Ip phone/softphone xảy ra rất thường xuyên do giá cả rẻ và dễ dàng mua một IP phone và thiết lập nhiều kiểu tấn công. Những lỗ hổng chính:

 DoS: nhiều IP phone của Cisco bị khởi động lại do bị DoS. Các HTTP request cũng có thể kết thúc một cuộc gọi.

 Truy nhập bất hợp pháp: có thể cấu hình phone như là man-in-the-middle-attack proxy để lấy quyền truy nhập tới tất cả luồng báo hiệu và luồng dữ liệu.

 Tấn công vào giao thức IP phone cài đặt: Khi sử dụng SIP cho IP phone, có thể gửi yêu cầu CANCEL hay BYE để DoS một trong hai IP phone.

 Worm, virus, và các đoạn mã độc: các softphone thường bị virus từ môi trường IP. Có thể khắc phục bằng cách tách mạng thoại và mạng dữ liệu một cách luận lý ra riêng. Nhưng dùng hệ thống soft phone không phù hợp với mục đích chia tách này.  Nâng cấp: Do IP phone có thể cài đặt được thông qua TFTP không bảo mật có thể

3.2.3.2. Spam trong VoIP

SPIT là hiện tượng có nhiều cuộc gọi không mong muốn. Nguyên nhân của hiện tượng này giống các như e-mail spam, hầu hết đều với mục đích bán sản phẩm, quảng cáo,…Phương pháp Spam là dùng các đoạn script tự động để thực hiện các cuộc gọi tới nhiều người. Nó cũng có thể thực hiện với mục đích giả dạng các cơ quan tài chính hay thương mại điện tử để lấy thông tin cá nhân.

Khác với email-spam, các cuộc gọi SPIT sẽ được nhận hoặc chuyển sang hộp thư thoại. Nhận SPIT tốn thời gian và có thể gây nghẽn. Cũng như email-spam, ta cần chặn voice spam. Tuy nhiên, chặn SPIT khó khăn hơn rất nhiều vì rất khó phân biệt được cuộc gọi bình thường và cuộc gọi SPIT vì thông tin về người gọi chỉ được tiết lộ một khi cuộc gọi đã được thiết lập và bắt đầu gửi thư thoại.

3.2.4. Nguy cơ đối với SIP

SIP là một giao thức mới lại không có tích hợp công cụ bảo mật nào trong nó nên nó có một số vấn đề về bảo mật. Tuy nhiên, theo khuyến nghị khuyên nên dùng các lớp dưới để bổ sung tính bảo mật cho SIP. Mặt khác là giao thức text-based nên cần dùng TLS để mã hóa.

3.2.4.1. Chiếm quyền đăng kí (Registration Hijacking)

Bản tin đăng ký thường được vận chuyển bằng giao thức UDP (không được tin cậy), hơn nữa các yêu cầu đăng ký không cần phải được chứng thực bởi SIP registrars, hoặc nếu có chứng thực thì cũng chỉ bằng MD5 để mã hóa user name và password (MD5 là một thuật toán mã hóa yếu).

Cách tấn công:

 Tìm một địa chỉ IP đã được đăng kí. (Đối với các user trong mạng dễ dàng biết được cấu trúc địa chỉ trong mạng, còn với những user ngoài mạng thì dùng kĩ thuật social engineering hay tool để quét ra địa chỉ của toàn mạng). Nếu có yêu cầu chứng thực thì có thể đoán password hoặc dùng kiểu từ điển. Đối với tấn công kiểu từ điển thì mất thời gian do phải thử nhiều lần.

 Gửi một yêu cầu đăng kí đặc biệt có kí tự “*” để xóa hết ràng buộc cho các địa chỉ SIP bị gọi.

Đăng ký thông tin : *

Yêu cầu thông tin nhận thực Đáp ứng thông tin nhận thực

Kẻ Tấn Công Server Đăng ký

Xóa hết các liên kết đã đăng kí địa chỉ với

server đăng ký

Kẻ tấn công thực hiện đăng ký địa

chỉ của mình

Đăng ký thông tin

Yêu cầu thông tin nhận thực Đáp ứng thông tin nhận thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp bảo mật thoại trên mạng Internet (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)