4. Cấu trúc luận văn
1.2. Giới thiệu về công nghệ VoIP
1.2.9. Các vấn đề về chất lượng dịch vụ VoIP
Đòi hỏi cơ bản nhất của hệ thống VoIP là phải có chất lượng thoại gần tương đương với chất lượng thoại trong mạng PSTN. Chất lượng thoại được chia thành các cấp độ khác nhau. Việc đánh giá chất lượng thoại còn mang tính chủ quan nhưng cũng có một số tham số được dùng để đánh giá chất lượng thoại. Ba tham số chính quyết chất lượng thoại là:
1.2.9.1. Trễ (Delay)
Trễ là một nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Thời gian trễ lớn làm giảm chất lượng thoại rất nhiều. Mỗi hệ thống truyền thông chỉ cho phép một giới hạn trễ nhất định. Khi thời gian trễ trong hệ thống vượt quá 400ms thì chất lượng cuộc liên lạc là không chấp nhận được. Thời gian trễ có thể chấp nhận được nằm trong khoảng từ 200ms đến 400ms. Muốn đạt được chất lượng cuộc gọi tốt thì thời gian trễ yêu cầu không quá 200ms. Thời gian trễ được phân chia thành hai loại là thời gian trễ cố định (như thời gian trễ truyền dẫn) và trễ biến đổi (như thời gian trễ do xếp hàng đợi ở router). Yêu cầu giảm trễ là rất cần thiết trong hệ thống VoIP để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.2.9.2 Trƣợt (jitter)
Trượt là sự chênh lệch về thời gian đến của các gói trong mạng gây ra do sự chênh lệch thời gian truyền dẫn của các gói thoại theo các đường khác nhau từ nguồn đến đích. Để có thể tái tạo tiếng nói một cách chính xác trung thực thì bên thu cần phải loại bỏ jitter. Phương pháp được sử dụng để loại bỏ jitter hiện đang được sử dụng là dùng bộ đệm (buffer). Các gói sau khi nhận sẽ được lưu trong bộ đệm và sẽ được xử lý lần lượt. Dùng bộ đệm sẽ tránh được những thời gian trễ lớn của các gói tin. Nhưng bù lại thì bộ đệm làm tăng thêm thời gian trễ trong hệ thống. Thời gian trượt càng lớn thì dung lượng của bộ đệm cũng càng phải lớn. Nhưng bộ đệm càng lớn thì thời gian trễ gây ra càng lớn. Do vậy việc tính toán dung lượng của bộ đệm thích hợp đối với từng hệ thống là rất cần thiết sao cho tránh được trượt mà thời gian trễ không làm giảm chất lượng của hệ thống.
1.2.9.3. Mất gói (packet loss)
Mạng Internet không thể đảm bảo rằng tất cả các gói tin đều được chuyển giao hoặc chuyển giao đúng thứ tự. Các gói tin có thể bị mất trong trường hợp mạng bị quá tải, nghẽn mạng hoặc do đường kết nối không đảm bảo. Do hạn chế của thời gian trễ nên các giao thức truyền bảo đảm không thích hợp để giải quyết vấn đề này. Để duy trì chất lượng thoại ở mức chấp nhận được mặc dù không thể tránh khỏi các nguyên nhân bất thường trong mạng, một số kỹ thuật đã được đưa ra. Đó là kỹ thuật thay thế các gói tin mất bằng những khoảng im lặng. Người ta cũng giảm số lượng các gói truyền qua mạng bằng kỹ thuật nén tín hiệu. Sử dụng bộ phận phát hiện tích cực thoại, khi hai bên không tích cực
thoại thì không trao đổi thông tin và phát tạp âm dễ chịu (theo các nghiên cứu thì thời gian tích cực thoại chỉ chiếm từ 30% đến 40% thời gian tiến hành cuộc gọi) và sử dụng phương pháp này làm tăng hiệu quả sử dụng kênh truyền. Ngoài ra cần nâng cao độ tin cậy của đường truyền như tăng tốc độ kênh truyền tăng dung lượng hệ thống thiết bị truyền dẫn.