Cấu hình mạng hội tụ với hai vùng IMS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp hình thành mạng hội tụ FMC (Trang 98 - 104)

Lợi ích của cấu hình mạng như trên là ở chỗ công ty trực thuộc VNPT sẽ được sở hữu phần mạng của mình với đầy đủ các chức năng từ gateway đến điều khiển, do vậy sẽ tự chủ hơn trong việc quản lý khai thác dịch vụ. Tuy nhiên, việc này cũng làm cho cấu hình mạng trở nên phức tạp và chi phí vận hành toàn mạng sẽ cao. Để tránh được điều này, cấu hình mạng có thể được làm đơn giản hóa với chỉ 1 hoặc 2 hệ thống điều khiển IMS trong toàn bộ mạng. Khi đó, thay vì mỗi công ty sở hữu một hệ thống điều khiển IMS, VNPT có thể cung cấp một hệ thống IMS cho phần mạng cố định và một hệ thống khác cho phần mạng di động như trên Hình 3-21.

3.7. Một số vấn đề cần quan tâm khi triển khai IMS hƣớng tới FMC

Hiện nay, một số hãng trên thế giới đã cung cấp các giải pháp FMC như Huawei, Siemens, Lucent… và đều tuân theo các mô hình, tiêu chuẩn mạng FMC do các tổ chức quốc tế đưa ra. Việc áp dụng giải pháp FMC của hãng nào không quá quan trọng mà vấn đề là cần có sự phân tích, so sánh và đánh giá giữa giải pháp đó với các khuyến nghị đã phân tích ở trên và phù hợp với chiến lược, chính sách riêng của các nhà khai thác mạng Việt Nam. Ở đây, khi triển khai áp dụng giải pháp về FMC nào, chúng ta cần chú ý một số vấn đề đã được thảo luận trong luận văn này theo khuyến nghị của TISPAN làm cơ bản. Cụ thể hơn, chúng ta cần xem xét những vấn đề sau:

Về điều khiển và báo hiệu

Khuyến nghị các nhà cung cấp và khai thác mạng Việt Nam nên theo kiến trúc FMC của TISPAN, áp dụng các giao thức giao diện như:

o Giao thức DIAMETER cho các giao diện Cx, Dx, Sh, Dh, e2, Gq‟.

o Giao thức SIP cho các giao diện Mg, Mr, Mw, Mi, Mk, Mx, Ma, Gm.

o Giao thức H.248 cho các giao diện Mn, Mp.

o Báo hiệu SIGTRAN cho giao diện SS7.

Về đánh tên, đánh số và đánh địa chỉ

Nên tiến hành xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu đơn, thực hiện các chức năng UPSF và SLF nhưng có nhiều cách thức để truy cập dịch vụ. Kiến trúc của trung tâm quản lý dữ liệu này cũng nên có khả năng hỗ trợ chuyển đổi các định danh ID.

Về tính tài khoản, tính cƣớc và tính hóa đơn

Việc tính cước ngoại tuyến được sử dụng cho các thuê bao trả sau, tính cước trực tuyến được dùng cho các dịch vụ trả trước. Khi triển khai thực tế với nhiều dịch vụ đòi hỏi phải tính cước trực tuyến và ngoại tuyến.

Về việc kết nối liên mạng.

o PSTN/PLMN

o Các mạng dựa trên IP khác

o Liên hoạt động nội bộ IMS

Có thể các phần tử chức năng trong phân hệ IMS không phải do một hãng cung cấp mà do nhiều hãng cung cấp. Do đó, vấn đề liên hoạt động giữa các phần tử chức năng cần được đặt ra.

Về định tuyến cuộc gọi

Các tham số như: định danh người sử dụng công cộng, định danh của các nút mạng, định danh của các dịch vụ…có thể được sử dụng để định tuyến cuộc gọi. Mạng cần xác định rõ chỗ nào lưu lượng sẽ vào và ra khỏi mạng, tránh nhiều điểm vào ra mạng trên cùng một tuyến.

Về các mặt an ninh

Các nhà cung cấp và khai thác mạng khi xây dựng FMC cần hỗ trợ nhiều tầng, miền và lớp theo kiến trúc an ninh, bao gồm sự hỗ trợ cho sự chứng thực IMS AKA và HTTP Digest.

Trong điều kiện hiện tại, các nhà cung cấp và khai thác mạng như VNPT, Viettel…đang triển khai mạng NGN trên toàn quốc thì về cơ bản mạng IMS sẽ được hoàn thiện, đó là một điều khiện cực kì thuận lợi, một bước đệm quan trọng để hướng tới mạng FMC. Vì lẽ đó, khuyến nghị các nhà cung cấp và khai thác mạng Việt Nam không nên nâng cấp mạng lên FMC ngay mà cần chuẩn bị một lộ trình cụ thể. Bằng cách nâng cấp từng bước cho từng thành phần mạng, trước hết hoàn thiện mạng IMS để hỗ trợ thuê bao cố định, vì hiện tại mạng Internet ADSL đã được triển khai đến từng thuê bao cố định, vì thế tất yếu sẽ tích hợp được mạng cố định vào mạng hội tụ. Đồng thời với quá trình tích hợp mạng cố định, sẽ tiến hành nâng cấp các thành phần của hệ thống IMS và di động để có thể hội tụ mạng di động.

3.8. Kết luận chƣơng 3

Trong chương này, chúng ta đã thảo luận về một số công nghệ đem lại sự hội tụ giữa cố định và di động được các tổ chức chuẩn hóa và các nhà cung cấp dịch vụ quan tâm và lựa chọn để triển khai, đó là công nghệ truy cập không cấp phép UMA/GAN, công nghệ Femtocell và giải pháp hội tụ cố định di động dựa trên mạng lõi IMS. Sự khác nhau chủ yếu giữa giải pháp hội tụ cố định di động dựa trên IMS và dựa trên công nghệ UMA/GAN, Femtocell đó là: IMS là giải pháp hội tụ dài hạn hướng đến tất cả các loại công nghệ truy nhập, còn công nghệ UMA/GAN và Femtocell là giải pháp tức thời nhằm mở rộng vùng bao phủ để thúc đẩy truy nhập băng rộng và chuyển tải dịch vụ GSM/GPRS liên tục với thông lượng cao qua truy nhập băng rộng. Giải pháp tiếp cận UMA/GAN và Femtocell không cạnh tranh được với IMS, thậm chí còn được nhìn nhận giống như cơ chế truy nhập khác trong cơ cấu của IMS.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng mạng NGN của mạng viễn thông VNPT, trong chương này đã đưa ra phương án phát triển mạng cố định và mạng di động để tiến tới giải pháp hội tụ FMC của Việt Nam và đề xuất mô hình cấu trúc mạng hội tụ FMC dựa trên mạng lõi IMS, đồng thời đưa ra một số vấn đề cần quan tâm khi triển khai IMS hướng tới mạng FMC. Kiến trúc mạng lõi IMS được xây dựng trên nền mạng lõi IP và cho phép nhiều mạng truy nhập khác, bao gồm cả mạng di động lẫn mạng cố định kết nối với nhau thông qua lớp dịch vụ chung để cung cấp các gói dịch vụ hội tụ. Hội tụ cố định di động dựa trên kiến trúc IMS tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ trong việc xây dựng và triển khai nhiều ứng dụng, giúp nhà cung cấp mạng giảm chi phí triển khai, vận hành và quản lý, đồng thời tăng lợi nhuận nhờ cung cấp các dịch vụ mới.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, viễn thông, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của Internet cả về hạ tầng mạng và nhu cầu phát triển các dịch vụ mới, sự xuất hiện của các ứng dụng đa phương tiện với các yêu cầu về băng thông và chất lượng dịch cụ cao đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, đó là xu hướng hội tụ giữa cố định và di động FMC. Phát triển mạng viễn thông theo hướng hội tụ cố định - di động là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Hiện tại, nhiều tổ chức quốc tế đã và đang tiếp tục nghiên cứu về mạng hội tụ cố định và di động FMC. Để trong tương lai không xa, mạng viễn thông Việt Nam có thể chuyển đổi thành mạng FMC kịp đồng bộ với mạng FMC của các nước thì tại thời điểm này việc triển khai các nghiên cứu về FMC là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhằm hiện đại hoá mạng viễn thông quốc gia và phù hợp với tình hình phát triển chung trên toàn thế giới.

Phương pháp tiếp cận của luận văn này là nghiên cứu lý thuyết về mạng hội tụ FMC thông qua các tài liệu nghiên cứu khoa học, các tổ chức viễn thông quốc tế, nghiên cứu thực trạng mạng NGN của VNPT,... trên cơ sở đó đã tiến hành khảo sát mô hình mạng FMC của VNPT và đưa ra phương án hội tụ cố định và di động FMC tại Việt Nam.

Mạng hội tụ cố định và di động FMC là mô hình mạng trong tương lai, tài liệu nghiên cứu còn ít, thời gian hạn chế, kiến thức còn hạn hẹp cho nên sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn đồng nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

==========

Tiếng Việt

1. Nguyễn Việt Anh, „„Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển các dịch

vụ mới trên mạng NGN của TCT đến năm 2010‟‟, Viện KHKT Bưu điện 2004.

2. Viện Khoa học kỹ thuật Bưu Điện (2006), Kết quả nghiên cứu khoa học

và công nghệ, Nhà xuất bản Bưu Điện.

3. Viện Khoa học kỹ thuật Bưu Điện (2007), Kết quả nghiên cứu khoa học

và công nghệ, Nhà xuất bản Bưu Điện.

4. KS. Nguyễn Thu Trang, TS. Lê Nhật Thăng, TS. Nguyễn Chấn Hùng,

Th.S. Lâm Quang Tùng (2010), „„Quá trình chuyển đổi từ SoftSwitch lên IMS‟‟, Tạp chí tin học và đời sống.

5. PGS.TS. Ngô Tứ Thành, Th.S. Nguyễn Minh Trí (2010), „„Một vài kiến

nghị, đề xuất giải pháp kỹ thuật trong việc triển khai IMS hướng tới FMC cho VNPT‟‟, Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bưu Điện.

6. Th.S. Nguyễn Trọng Tâm (2010), „„So sánh IMS trong kiến trúc NGN của

các tổ chức tiêu chuẩn‟‟, Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bưu Điện.

7. Trần Hương Lan (2010), „„Hội tụ - xu hướng tất yếu của ngành viễn thông

toàn cầu‟‟, Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bưu Điện.

8. TS. Nguyễn Quốc Thịnh (2010), „„Một số giao thức và mô hình hỗ trợ

QoS trong mạng NGN‟‟, Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bưu Điện.

Tiếng Anh

9. ITU-T Recommendation Y.2001, “General Overview of NGN”, 2004.

10. ITU-T Recommendation Y2011, “General Principles and General

Reference Model for Next Generation Networks”, 2004.

11. ITU-T Recommendation Q.1762/Y.2802, “Fixed - mobile convergence

general requirements”, 2004.

12. ETSI Ad Hoc Group on Fixed/Mobile Convergence Final Report, 11

March 1998.

13. ETSI TR 181 011 V2.0.0 (2008), Telecommunications and Internet

14. TISPAN Draft ETSI TR 181 011 v<0.0.7> (2006), Fixed mobile convergence, Requirements analysis.

15. 3GPP TS 23.207 V8.0.0 (2008) 3rd Generation Partnership Project;

Technical Specification Group Services and System Aspects; Quality of Service (QoS) concept and architecture.

16. 3GPP TR 23.882 V8.0.0 (2008-09) 3rd Generation Partnership Project.

17. 3GPP TS 23.234, “3GPP System to Wireless Local Area

Network (WLAN) Interworking; System description”.

18. 3GPP TS 43.318 (2006) "Generic access to the A/Gb interface".

19. 3GPP TS 25.430, “UTRAN Iub Interface: General Aspects and

Principles”.

20. 3GPP TS 23.107 V5.13.0 (2004), 3rd Generation Partnership Project;

Technical Specification Group Services and System Aspects; Quality of Service (QoS) concept and architecture.

21. IP-Based Next Generation Wireless Network. Wiley. Jyh-Cheng Chen.

Tao Zhang.

22. IP Multimedia Concepts and Service in the Mobile Domain. Wiley. Georg

mayer. Miikha Poiseka. Hisham Khatabil Akinieme.

23. IP for 3G: Networking Technologies for Mobile Communications. John

Wiley & Sons, 2002.

24. Wimax: A Wireless Technology Revolution.

25. Fixed Mobile Convergence base on IMS – Siemens, Apr 2006.

26. Fixed mobile Convergence – Voice over Wifi, IMS, UMA/GAN,

Femtocells and other Enable, Mc Graw Hill Communications, 2008.

27. Nicolla Chimilleli, “IP end to end QoS Architecture”.

28. UMA Technology Group (2005), “UMA architecture”.

Website 29. http://www.tapchibcvt.gov.vn 30. http://www.mic.gov.vn 31. http://www.google.com.vn 32. http://www.telecom-it.vn 33. http://www.ietf.org 34. http://www.itu.int 35. http://www.3gpp.org 36. http://www.huawei.com 37. http://www.fixed-mobileconvergence.com

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp hình thành mạng hội tụ FMC (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)