Thông điệp Resv mang tham số dịch vụ. Thông điệp Path bắt đầu từ nguồn và được gửi tới đích. Mục đích chính của nó là để router biết trên liên kết nào sẽ chuyển tiếp thông điệp dành tài nguyên (nó cũng bao gồm định nghĩa về đặc điểm lưu lượng của luồng). Thông điệp Error được sử dụng khi việc dành tài nguyên thất bại. RSVP không phải là một giao thức định tuyến, do đó nó không cần xác định liên kết nào sẽ được dùng để dành trước mà nó dựa vào các giao thức định tuyến bên dưới để xác định tuyến đường cho một luồng. Một khi tuyến đường được xác định, RSVP bắt đầu thực hiện việc dành trước tài nguyên. Trong suốt quá trình thiết lập để dành tài nguyên, RSVP phải được thông qua mô đun điều khiển về chính sách và mô đun quản lý về việc chấp nhận tuyến đường. Mô đun điều khiển về chính sách xác định xem người dùng có đủ thẩm
quyền để dành được nguồn tài nguyên hay không. Thành phần chấp nhận tuyến đường xác định xem nút đó có đủ tài nguyên để cung cấp cho yêu cầu QoS hay không. Nếu cả hai bước kiểm tra đều tốt, các tham số được thiết lập trong bộ phân loại gói và trong bộ lập lịch để đạt được QoS mong muốn. Tiến trình này được thực hiện tại mọi router và máy tính dọc theo tuyến đường. Nếu có xảy ra lỗi, thông điệp RSVP Error được tạo và quảng bá cho mọi nút.
Một đặc điểm quan trọng của RSVP là việc dành tài nguyên được thực hiện bởi “trạng thái mềm”. Có nghĩa là trạng thái dành tài nguyên có liên quan tới một bộ định thời và khi bộ định thời hết hạn, việc dành trước tài nguyên được loại bỏ. Nếu nơi nhận muốn lưu lại trạng thái dành tài nguyên nào, nó phải đều đặn gửi các thông điệp dành tài nguyên. Nơi gởi cũng phải thường xuyên gửi các thông điệp này. RSVP được thiết kế dành cho kiến trúc Intserv nhưng vai trò của nó cũng được mở rộng cho giao thức báo hiệu trong MPLS.
2.4.1.2. Dịch vụ phân biệt - Diffserv
Việc đưa ra mô hình IntServ đã có vẻ như giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến QoS trong mạng IP. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình này không thực sự đảm bảo được QoS xuyên suốt (end-to-end) do chỉ áp dụng được cho những mạng có số các luồng dữ liệu là nhỏ. Đã có nhiều cố gắng để thay đổi điều này nhằm đạt được một mức QoS cao hơn cho mạng IP và một trong những cố gắng đó là sự ra đời của mô hình dịch vụ phân biệt Diffserv. DiffServ sử dụng việc đánh dấu gói và xếp hàng theo loại để hỗ trợ các dịch vụ ưu tiên qua mạng IP. [8]
Nguyên tắc cơ bản của DiffServ như sau:
o Định nghĩa một số lượng nhỏ các lớp dịch vụ hay mức ưu tiên. Một
lớp dịch vụ có thể liên quan đến đặc tính lưu lượng (băng tần min – max, kích cỡ cụm, thời gian kéo dài cụm…)
o Phân loại và đánh dấu các gói riêng biệt tại biên của mạng vào các
lớp dịch vụ.
o Các thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến trong mạng lõi sẽ phục vụ
các gói theo nội dung của các bit đã được đánh dấu trong mào đầu của gói.
Với nguyên tắc này, DiffServ có nhiều lợi thế hơn so với IntServ:
o Không yêu cầu báo hiệu cho từng luồng.
o Dịch vụ ưu tiên có thể áp dụng cho một số luồng riêng biệt cùng
cung cấp một số lượng nhỏ các mức dịch vụ khác nhau cho khách hàng có nhu cầu.
o Không yêu cầu thay đổi tại các máy chủ hay các ứng dụng để hỗ trợ
dịch vụ ưu tiên. Đây là công việc của thiết bị biên.
o Hỗ trợ tốt dịch vụ VPN.
Mô hình DiffServ tại biên và lõi của mạng được thể hiện trên Hình 2-10.
Phân loại đa byte Kiểm soát Đánh dấu gói
Phân loại DS byte Hàng đợi, quản lý lập lịch Hàng đợi, quản lý
lập lịch
Router lõi Router biên