Cải thiện độ đo trong xây dựng đồ thị quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai phá mạng xã hội dựa trên các bản ghi sự kiện hoạt động của doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

xã hội

3.1. Đặt vấn đề

Trong những phần trước, tôi đã trình bày các độ đo trong xây dựng đồ thị quan hệ xã hội.Trong các độ đo đó, ta thấy rằng các hoạt độngđược đánh giá ngang hàng với nhau, không phụ thuộc vào tính chất hay bất kỳ thuộc tính nào khác của hoạt động cũng như của sự kiện. Điều này không sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động khác nhau cóthời gian thực hiện, mức độ quan trọng cũng như mức độ trao đổi cần thiết để thực thi khác nhau, do đó trên thực tế, mối quan hệ giữa các cá nhân phát sinh từ hoạt động cũng có độ mạnh yếu khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi tính chất của các hoạt động. Quay lại với ví dụ về quy trình tuyển dụng với các hoạt động:

1. Trưởng phòng nhân sự lên kế hoạch tuyển dụng 2. HR đăng tin tuyển dụng

3. Ứng viên nộp hồ sơ tuyển dụng

4. HR liên hệ với ứng viên để sắp xếp lịch phỏng vấn 5. Trưởng bộ phận/HR… phỏng vấn ứng viên

6. Trưởng bộ phận/HR… đánh giá kết quả phỏng vấn và lựa chọn ứng viên phù hợp

7. HR thông báo kết quả tuyển dụng cho ứng viên

Như trong ví dụ trên ta có nhận xét mang tính tương đối như sau:

- Hoạt động 1 quan trọng hơn hoạt động 2

- Hoạt động 1 có thời gian thực thi dài hơn hoạt động 2

- Hoạt động 5 và 6 có thể do hai cá nhân/nhóm người khác nhau thực hiện

- Khi thực hiện hoạt động 6 (đánh giá kết quả phỏng vấn và lựa chọn ứng viên), người đánh giá cần phải trao đổi nhiều với người đã thực hiện phỏng vấn.

- HR khi thực hiện hoạt động 2 (đăng tin tuyển dụng) không cần phải trao đổi nhiều với người lên kế hoạch tuyển dụng.

Như vậy, trên thực tế, mối quan hệ giữa người phỏng vấn và người lựa chọn ứng viên mạnh hơn mối quan hệ giữa người lên kế hoạch tuyển dụng và người đăng tin tuyển dụng. Tuy nhiên, khi xây dựng đồ thị quan hệ xã hội theo các độ đo đã trình bày ở trên (giả sử chúng ta dùng độ đo dựa trên sự chuyển giao công việc) thì hai mối quan hệ này có độ mạnh ngang nhau.

Từ ví dụ trên cho thấy việc đánh giá đồng nhất, ngang hàng các hoạt động trong khai phá mạng xã hội từ dữ liệu doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, dựa trên các độ đo có sẵn, trong đề tài của mình tôi xin được đề xuất giải pháp cải thiện các độ đo trong xây dựng đồ thị quan hệ xã hội. Trong giới hạn đề tài của mình, tôi chỉ tập trung khắc phục nhược điểm trên độ đo dựa trên sự chuyển giao công việc.

3.2. Giải pháp

Như đã trình bày vấn đề ở phần trên, vấn đề cơ bản với độ đo dựa trên mối quan hệ chuyển giao công việc hiện tại là đang đánh giá đồng nhất, ngang hàng các hoạt động trong quy trình. Do đó, để tăng tính chính xác khi xây dựng đồ thị quan hệ xã hội, có hai vấn đề cần phải được giải quyết:

 Đánh lại trọng số cho các hoạt động trong quy trình

 Đưa trọng số vào công thức độ đo

3.2.1. Đánh trọng số

Với mỗi loại độ đo khác nhau, tiêu chí và cách đánh trọng số cho các hoạt động cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một giải pháp chung nhất cho việc đánh trọng số các hoạt động là đánh trọng số thủ công. Như đã trình bày về khái niệm hoạt động: hoạt động là một bước cụ thể trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, từ nhật ký sự kiện cùng khai phá quy trình, chúng ta hoàn toàn có thể trích xuất được danh sách các hoạt động để đánh trọng số làm đầu vào cho khai phá mạng xã hội. Với cách làm này nhà quản trị hoàn toàn có thể chủ động trong việc đánh giá trọng số theo sự đánh giá cảm tính của bản thân. Tuy vậy, khi các nhật ký sự kiện lớn, quy trình phức tạp và nhiều hoạt động thì việc đánh trọng số thủ công tương đối khó khăn và khó đảm bảo hiệu quả.

Với độ đo dựa trên sự chuyển giao công việc, bản chất mối quan hệ xuất phát từ việc các cá nhân phải trao đổi thông tin với nhau trong quá trình chuyển giao và

trong lúc thực thi công việc được chuyển giao. Tôi xin trình bày hướng tiếp cận của mình trong việc đánh trọng số hoạt động áp dụng cho độ đo dựa trên sự chuyển giao công việc. Cách đánh trọng số tôi sẽ trình bày dựa trên nhận xét cơ bản như sau:

- Khi một hoạt động càng cần nhiều thời gian để thực thi thì khả năng cao khi chuyển giao càng cần nhiều sự trao đổi.

- Cùng một loại hoạt động nhưng giữa những lần chuyển giao khác nhau, thời gian thực thi và nhu cầu trao đổi có thể khác nhau.

Từ những nhận xét trên, tôi xin đưa ra công thức đánh trọng số cho các hoạt động như Định nghĩa 3.1như sau đây.

Định nghĩa 3.1: Gọi L là một nhật ký sự kiện với a ∈ A, p1, p2∈ P, c = (c0, c1,…) ∈ L và n ∈ N

Gọi Wt(i,j) là trọng số chuyển giao của hoạt động Ci khi chuyển giao từ hoạt động Ci sang hoạt động Cj trong trường hợp c. T(ci) là thời gian thực thi hoạt động ci. Ta có Wt(ci, cj) =  ( )ki k j  Ta c  𝑗 −𝑖 𝑛ế𝑢 𝑗 > 𝑖 0 𝑛ế𝑢 𝑗 ≤ 𝑖   max(tb( )) tb T a T a T    ( ) ( ) sum tb count T a T a T a    0 | | 1 sum T a c L   i c   T(c )i Nếua(Ci)a 0 trong trường hợp khác   0 | | 1 count T a c L   i c   1 Nếua(Ci)a 0 trong trường hợp khác

Ở đây, trọng số của một hoạt động trong mối quan hệ chuyển giao công việc sang một hoạt động khác được tính dựa trên khoảng cách thời gian giữa hoạt động đó và hoạt động nối tiếp để chuyển giao. Có một số điểm cần lưu ý trong công thức trên:

- Công thức trên đã tính tới việc trường hợp chuyển giao công việc gián tiếp, do đó, khi tính toán thời gian ta phải chia cho khoảng cách giữa các hoạt động (j - i)

- Do công thức áp dụng cho mối quan hệ chuyển giao công việc nên j > i

3.2.2. Áp dụng trọng số chuyển giao vào công thức độ đo

Khi các hoạt động đã được gán các trọng số khác nhau, giá trị trọng số đó cần phải được đưa vào trong độ đo để có được công thức độ đo trong khai phá mạng xã hội phản ánh đúng thực tiễn hơn

Định nghĩa 3.2: ( Gọi L là một nhật ký sự kiện. Ký hiệu → biểu diễn mối quan hệ nhân quả trích xuất được từ L. Với p1, p2P, c = (c0, c1,…)L và nN ta có

1 2 W ( , )* ( ) 1 ( ) 2 0 | | n ( ) i i n i n c t c c i c p C p Ci n pp         p    p 1 2 0 | | | n | c i c n pp     W ( ,t c ci i n )Nếup(Ci) p1p(Ci n ) p2 0 trong trường hợp khác 1 2 W ( , )* ( ) 1 ( ) 2 ( ) ( ) 0 | | n ) ( i i n i i n c t c c i c p C p Ci n a C a Ci n pp         p    p    1 2 0 | | | n | c i c n pp     W ( ,t c ci i n )Nếup(Ci) p1p(Ci n )p2a(Ci)a(Ci n ) 0 trong trường hợp khác

Trong những công thức trên, thay vì đánh trọng số là 1 cho mỗi lần chuyển giao công việc, chúng ta đánh trọng số theo hoạt động của công việc chuyển giao Wt. Bằng cách đó, mối quan hệ chuyển giao các công việc (tương ứng các hoạt động khác nhau) sẽ có sự biến thiên tùy theo tính chất của hoạt động (mà cụ thể ở đây là thời gian cần để thực thi hoạt động).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai phá mạng xã hội dựa trên các bản ghi sự kiện hoạt động của doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)