CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DỰA TRÊN WEB
2.4 Phân loại kiểm thử hiệu năng
Theo [6], kiểm thử hiệu năng một hoạt động khá phức tạp, nó có thể thực hiện với nhiều kiểu khác nhau dẫn đến cung cấp cho các đơn vị, tổ chức các kết quả sai khác cũng nhƣ gặp nhiều rủi ro. Việc quan trọng là hiểu đƣợc các loại kiểm thử hiệu năng khác nhau để giảm rủi ro, giảm thiểu chi phí và để biết khi nào áp dụng kiểm thử hiệu năng trong một dự án là hiệu quả và chính xác. Cần xác định một số tiêu chí
Ngƣỡng thấp Giá trị đo đƣợc Tải cao Trạng thái tải của ứng dụng Tải thấp Ngƣỡng cao Tải bình thƣờng
Theo [3], kiểm thử hiệu năng (Performance test) là một thuật ngữ chung. Nó bao gồm các loại kiểm thử nhỏ hơn: kiểm thử tải (Load test), kiểm thử áp lực (Stress test).
Kiểm thử tải (load test): Kiểm thử tải đƣợc thực hiện xác định hiệu năng hệ thống với điều kiện tải nhiều ngƣời sử dụng đồng hệ thống nhƣ trong thực tế. Nó đƣợc xây dựng với mục đích tìm ra hiệu năng hệ thống ở điều kiện tải bình thƣờng hoặc điều kiện tải tối đa.
Kiểm thử áp lực (stress test): Kiểm thử áp lực là kiểm thử đƣợc tiến hành bằng
cách kiểm thử hệ thống trong điều kiện tải bất hợp lý để xác định điểm dừng (breakpoint) của hệ thống.
Ngoài ra, còn có một số loại kiểm thử nhỏ khác:
Kiểm thử cơ sở (baseline test): Việc kiểm thử này thiết lập một điểm so sánh
cho thử nghiệm chạy, đặc trƣng cho việc đo đạc thời gian đáp ứng của giao dịch (transaction). Kiểm thử này thƣờng đƣợc thực hiện trong một giao dịch đơn lẻ cũng nhƣ một ngƣời dùng ảo đơn lẻ trong một khoảng thời gian cố định hoặc một số lƣợng lặp các giao dịch cố định. Việc này nên đƣợc thực hiện mà không có bất kì hoạt động nào khác trong hệ thống nhằm cung cấp một số đo trong “trƣờng hợp tốt nhất”. Giá trị thu đƣợc có thể đƣợc sử dụng để xác định lƣợng suy giảm hiệu suất xảy ra trong đáp ứng để tăng số lƣợng ngƣời dùng hoặc thông lƣợng.
Việc kiểm thử này giúp giảm thất bại trong việc tìm nguyên nhân gây ra vấn đề hoặc nút thắt cổ chai so với việc giám sát nhiều ngƣời dùng và giao dịch ở cùng một thời điểm.
Kiểm thử chuẩn (benchmark test): Kiểm thử chuẩn là kiểm thử đƣợc tiến hành
để đo lƣờng hiệu năng của ứng dụng trong một điều kiện tải thấp. Thông thƣờng kiểm thử chuẩn chiếm 15-20% mức tải mục tiêu.
Kiểm thử tăng đột ngột (spike test): Kiểm thử này rất giống kiểm thử áp lực
(stress test) nhƣng hệ thống đƣợc đặt trong tải cực cao trong một thời gian gian ngắn. Kiểm thử giúp xác nhận hiệu năng hệ thống trong điều kiện tải cao đột ngột trong giờ giao dịch cao điểm của ứng dụng.
Kiểm thử chịu đựng (endurance test): Kiểm thử chịu đựng tập trung vào đánh
giá hiệu năng của hệ thống với mức tải sử dụng đƣợc định trƣớc trong khoảng thời gian kéo dài. Kiểm thử chịu đựng chạy với 70%- 80% của tải mục tiêu, trong kịch bản có cài đặt thời gian nghĩ giống nhƣ trong thực tế.
Kiểm thử cô lập nghẽn cổ chai (bottleneck isolation test): Kiểm thử cô lập nghẽn cổ chai là kiểm thử đƣợc thực hiện trên hệ thống hoặc một thành phần cụ thể để tìm ra các vấn đề và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu năng của hệ thống [5].
Kiểm thử khối lƣợng (volume test): Kiểm thử khối lƣợng là kiểm thử hiệu năng cho hệ thống khi nó phải thao tác với một lƣợng dữ liệu nhất định. Số lƣợng này có thể là kích thƣớc bản ghi dữ liệu hoặc nó cũng có thể là kích thƣớc của 1 tập tin.
Kiểm thử dung lƣợng (Capacity test): Kiểm thử dung lƣợng bổ sung cho kiểm
thử tải bằng cách xác định điểm lỗi cuối cùng của máy chủ, trong khi kiểm thử tải theo dõi các kết quả ở các mức độ khác nhau của các mẫu lƣu lƣợng và tải. Kiểm thử dung lƣợng đƣợc thực hiện cùng với các kế hoạch về dung lƣợng, cái đƣợc sử dụng để lập kế hoạch cho sự tăng trƣởng trong tƣơng lai, nhƣ tăng số lƣợng ngƣời dùng cơ bản hoặc tăng khối lƣợng dữ liệu. Ví dụ, để phù hợp với lƣợng tải trong tƣơng lai, chúng ta cần biết có bao nhiêu tài nguyên cần thiết đƣợc thêm vào để hỗ trợ các mức độ sử dụng trong tƣơng lai nhƣ dung lƣợng bộ vi xử lý, khả năng sử dụng bộ nhớ, dung lƣợng ổ đĩa hoặc băng thông mạng. Kiểm thử dung lƣợng giúp xác định đƣợc một chiến lƣợc mở rộng quy mô để xác định nên mở rộng theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
Kiểm thử dài (Soak test): Một kiểm thử dài là một kiểm thử tải chạy trong khoảng thời gian dài. Những rò rỉ của bộ nhớ có lẽ là vấn đề đƣợc phát hiện phổ biến nhất trong suốt quá trình kiểm thử dài, nhƣng việc mất kết nối cũng đƣợc phát hiện và việc tăng cơ sở dữ liệu cũng đƣợc kiểm soát. Những ngƣời liên quan sẽ tham gia vào lập kế hoạch kiểm thử dài và hỏi họ muốn kiểm soát những gì trong lĩnh vực cụ thể của họ. Thời gian và các vấn đề cần thiết khác nhƣ dữ liệu kiểm thử cũng là một số vấn đề chính cần giải quyết khi lập kế hoạch và thực hiện một kiểm thử dài đúng đắn. Kiểm thử nên chạy trong thời gian dài nhất có thể hoặc đến khi xác định đƣợc xu hƣớng cụ thể qua một số giám sát. Quá trình kiểm thử dài có lẽ đã phát hiện ra nhiều nhất các lỗi nghiêm trọng.