Các thành phần, lớp chức năng tham gia vào chức năng quản lý MPS được thể hiện bằng mô hình sau đây:
cmp Lap ke hoach M...
Phan mem Lingo QL ban hang
QLSX«business control» «business control» MPS + get_Bang_nhu_cau() : Bang_nhu_cau[] + get_SL_dat_hang() : Don_Ban_Hang[] + Tinh_toan_toi_uu() : Ke_hoach_chi_Tiet[] «interface» QL ban hang + get_SL_dat_hang() : Don_Ban_Hang[] + get_Bang_nhu_cau() : Bang_nhu_cau[] «interface» Lingo + Tinh_toan_toi_uu() : Ke_hoach_chi_Tiet[] «business control» Dieu do SX + get_Danh_sach_nguon_luc() : Nguon_luc[] + get_Bang_chi_phi_SX() : Bang_Chi_Phi[] «business boundary» MPS boundary - width: int - height: int + show_form() : void «business entity» MPS entity - MPS_ID: int + set_id(int) : int + get_id() : int
Hình 4.11: Biểu đồ thành phần chức năng quản lý MPS.
− Thành phần giao diện MPS (MPS boundary) là giao diện với người dùng
để hiển thị thông báo và màn hình nhập dữ liệu.
− Thành phần điều khiển MPS là lớp giữa điều khiển các quy tắc nghiệp vụ
giao tiếp giữa thực thể và giao diện MPS. Nó cung cấp các thủ tục để giao tiếp với các thành phần khác và các giao diện lập trình từ phân hệ quản lý bán hàng, phần mềm Lingo.
− Thành phần thực thể MPS (MPS Entity) là lớp trừu tượng hóa đối tượng
MPS, nó cung cấp các thuộc tính và các phương thức thao tác với MPS
{Mã nguồn lực, số lượng, kỳ}, bảng chi phí có cấu trúc {Mã SP, Mã TK chi phí, số tiền}.
− Thành phần giao diện phân hệ quản lý bán hàng cung cấp bảng đơn đặt
hàng, bảng nhu cầu theo thị trường do bộ phận bán hàng tổng hợp. Bảng nhu cầu có cấu trúc gồm {Mã SP, số lượng nhu cầu, kỳ}.
− Thành phần giao diện phần mềm Lingo tiếp nhập các dữ liệu đầu vào gồm
bảng nhu cầu, bảng nguồn lực, bảng chi phí để giải bài toán mô hình tối ưu lập kế hoạch sản phẩm và cung cấp lời giải. Lời giải bài toán tối ưu được kết xuất ra tệp có cấu trúc sau: {Mã SP, kỳ, số lượng đề xuất}.
4.1.4. Một số nghiệp vụ chính của chức năng điều độ sản xuất
Dựa vào bản kế hoạch sản phẩm được lập hàng tháng, nhân viên hành chính nhà máy tiến hành phân rã kế hoạch sản phẩm cần sản xuất trong trong tháng thành các kế hoạch thực hiện theo tuần, ngày thông qua các lệnh sản xuất. Nhân viên nhà máy căn cứ lệnh sản xuất yêu cầu sản xuất mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu và nguyên vật liệu được xuất kho đi kèm để tiến hành sản xuất sản phẩm. Các công đoạn sản xuất được tiến hành theo trình tự Tổ cắt hàn, Tổ lắp kính, Tổ lắp phụ kiện, Tổ hoàn thiện. Cuối ngày nhân viên hành chính nhà máy tổng hợp số lượng sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm dở dang ở các công đoạn để báo cáo lên giám đốc nhà máy. Các sản phẩm hoàn thiện được làm thủ tục nhập kho, nguyên vật liệu bị lỗi, hỏng được lập biên bản xử lý và tiến hành xuất kho các nguyên vật liệu thay thế.
Qua phân tích ta thấy các tác nhân chính tham gia vào các ca nghiệp vụ quản lý điều độ sản xuất gồm có nhân viên hành chính nhà máy, giám đốc nhà máy, bộ phận quản lý kho. Nhân viên nhà máy là người thực hiện tạo các lệnh sản xuất, lập các yêu cầu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, cập nhật tình trạng lệnh sản xuất, thống kê báo cáo số liệu sản xuất cho ban giám đốc nhà máy. Cuối ngày lãnh đạo nhà máy xem báo cáo thống kê tình hình sản xuất để có chỉ đạo kịp thời nhằm đáp ứng tiến độ, nhu cầu của khách hàng. Bộ phận quản lý kho thực hiện các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm, xuất nguyên vật liệu cho các tổ sản xuất. Các nghiệp vụ trên được biểu diễn bằng mô hình các ca sử dụng sau đây.
uc Dieu do SX
Dieu do SX
Hanh chinh nha may Quan doc
Tao lenh SX
In lenh SX
Cap nhat cong doan SX
Huy lenh SX
Dong lenh SX
Xem bao cao tien do SX Tim kiem Phe duyet SX YC xuat NVL Phan he QL kho YC nhap kho SP
Lay danh sach MPS
Lay bang dinh muc NVL «include» «include» «include» «include» «extend» «extend» «include» «include» «include» «include»
Hình 4.12: Biểu đồ các ca sử dụng chức năng điều độ sản xuất.