Trường hợp tối ưu theo chi phí chuẩn bị sản xuất (setup cost)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ERP và mô hình bài toán lập kế hoạch quản lý sản xuất thông tin (Trang 38 - 40)

Xét bộ giá trị tham số đầu vào của biến chi phí lưu kho (HC - Holding cost), chi phí chuẩn bị sản xuất (SC - Setup cost), thời gian chuẩn bị sản xuất (ST – Setup time) như sau:

− Hệ số chi phí lưu kho cửa sổ, của ngách, cửa chính: HC = (1, 2, 3).

− Thời gian chuẩn bị sản xuất: ST = (10, 20, 30) giờ làm việc.

− Chi phí chuẩn bị sản xuất: SC =(10, 20, 30).

Ma trận nhu cầu các sản phẩm trong các kỳ sản xuất của cửa sổ là (40, 60, 130); cửa chính là (30, 45, 50); cửa ngách là (5, 10, 15). Chạy chương trình LINGO với ma trận và bộ giá trị các tham số đã mô tả ở phần trên ta được kế quả như sau:

Bảng 4: Bảng kết quả trường hợp tối ưu chi phí chuẩn bị sản xuất

Sản phẩm Kỳ sản xuất Số nhu cầu Số kế hoạch

Của sổ 1 40 40 Của sổ 2 60 190 Của sổ 3 130 0 Cửa ngách 1 30 125 Cửa ngách 2 45 0 Cửa ngách 3 50 0 Cửa chính 1 5 30 Cửa chính 2 10 0 Cửa chính 3 15 0

Phân tích kết quả số lượng kế hoạch cần sản xuất cho mỗi sản phẩm trong mỗi kỳ so với số lượng nhu cầu ban đầu ta thấy có sự phân bổ số lượng sản xuất qua lại giữa các kỳ sản xuất. Tổng số lượng cửa ngách theo nhu cầu trong ba tháng (125 chiếc), số cửa sổ (40 chiếc) và số cửa chính nhu cầu trong tháng một được lên kế hoạch sản xuất gộp trong kỳ sản xuất đầu tiên. Số lượng cửa sổ theo nhu cầu còn lại trong tháng hai và tháng ba (190 chiếc) được lên kế hoạch sản xuất gộp trong kỳ tháng hai. Trong tháng ba không thực hiện sản xuất sản phẩm nào vì trong hai kỳ sản xuất trước đó đã sản xuất đủ số lượng theo nhu cầu.

Lời giải của bài toán cho kết quả thể hiện quy tắc trong thực tế đó là các doanh nghiệp thường tập trung sản xuất tối đa các sản phẩm ngay trong kỳ đầu để giảm các chi phí thay đổi dây chuyền, thay đổi thiết kế sản phẩm, các thủ tục hành chính chuẩn bị cho sản xuất. Các nguồn lực nhàn rỗi được dồn vào các kỳ cuối để có thể cắt giảm như nhân công, chi phí quản lý vận hành máy móc. Khi áp dụng quy tắc tập trung sản xuất ngay kỳ đầu cần phải so sánh chi phí chuẩn bị sản xuất (setup cost) với chi phí lưu kho sản phẩm (holding cost). Trong trường hợp này chi phí chuẩn bị sản xuất là (SC = 10, 20, 30) lớn hơn nhiều so với chi

phí lưu kho (HC = 1, 2, 3) do đó tập trung sản xuất theo kỳ sẽ cắt giảm được chi phí chuẩn bị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ERP và mô hình bài toán lập kế hoạch quản lý sản xuất thông tin (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)