Snapshot truyền thống và Vsnap

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghệ mạng lưu trữ và ứng dụng luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 30 - 32)

Tại sao Vsnap tốt hơn

Nhiều người tạo snapshot theo định kỳ nhằm thực hiện sao lưu dữ liệu tạm thời. Với các thiết bị lưu trữ truyền thống, một snapshot yêu cầu nhân đôi dung lượng dự trữ cho ổ đĩa sao lưu cho dù dung lượng có thực sự cần hay không. Kết quả là người dùng có thể mất trên một nửa dung lượng vì nó bị dành cho các ổ đĩa snapshot. Điều này là không hiệu quả và tốn kém – khách hàng phải trả tiền cho phần lưu trữ mà họ không bao giờ sử dụng.

Với tính năng ảo hoá, các doanh nghiệp có thể tạo Vsnap mà không cần dự trữ gấp đôi dung lượng trong ổ đĩa sao lưu. Dung lượng được dùng bởi ổ đĩa sao lưu sẽ chỉ tăng khi dữ liệu trong ổ đĩa ban đầu thay đổi theo thời gian. Nếu snapshot thay đổi nhiều mà muốn giữ trong thời gian dài, có thể chọn phương án dùng snapshot truyền thống hoặc snapclone.

Snapclone

Snapclone là một dạng nâng cao của phương thức nhân bản dữ liệu, tương tự như nhân bản truyền thống vì nó tạo bản sao của ổ đĩa được nhân bản. Một bản sao của ổ đĩa ảo ban đầu được tạo ra với tốc độ truyền dữ liệu tối đa cho phép, kết quả được hai bản sao dữ liệu độc lập giống hệt nhau trong thời gian ngắn nhất có thể.

Điểm khác nhau quan trọng giữa Snapclone và nhân bản truyền thống là, với nhân bản truyền thống thì bản nhân bản sẽ không dùng được cho đến khi quá trình copy được hoàn thành, còn với Snapclone, dữ liệu snapclone có thể được truy cập ảo ngay tức thời.

Khi Snapclone được tạo, ổ đĩa ảo sẽ được truy cập và những thay đổi của dữ liệu từ khi tạo Snapclone sẽ được ghi nhận. Dữ liệu tiếp tục được copy từ ổ đĩa ban đầu sang ổ đĩa snapclone, quá trình thực hiện ở bên trong hệ thống lưu trữ, giảm tối đa ảnh hưởng đến hệ thống. Các ứng dụng truy cập Snapclone có thể đọc và ghi vào bản nhân bản. Nếu dữ liệu được đọc không có trên Snapclone, nó sẽ được đọc từ ổ đĩa ban đầu.

2.2.2. Công nghệ RAID

RAID (Redundant Array of Independent Disk) là công nghệ cho phép nhóm các đĩa cứng vật lý riêng rẽ lại với nhau tạo nên một đơn vị đĩa cứng logic, các đĩa sử dụng công nghệ RAID có khả năng chịu lỗi, có tính dự phòng cao và có hiệu năng lớn [21].

Kỹ thuật Mirroring

Trong kỹ thuật này, một bản sao của dữ liệu được ghi trên một đĩa khác một cách đồng thời, do đó khi có một đĩa bị hỏng thì hệ thống lập tức chuyển sang làm việc với đĩa còn lại mà không bị mất dữ liệu hay gián đoạn dịch vụ.

Có hai loại mirror:

- Mirror phần cứng: bộ điều khiển của thiết bị lưu trữ tự động đồng bộ hai đĩa mà không cần đến sự can thiệp của người quản trị hay hệ điều hành.

- Mirror phần mềm: đòi hỏi hệ điều hành của máy chủ phải đồng bộ các đĩa.

Kỹ thuật Striping

Là một kỹ thuật trong đó dữ liệu được ghi vào và đọc ra từ những phân đoạn có kích thước giống nhau nằm trải trên tất cả các đĩa trong một nhóm RAID. Các đoạn có kích thước giống nhau đó được gọi là các block stripe.

Kỹ thuật này có thể được thực hiện bằng cách cấu hình các đĩa chạy ở chế độ RAID-1/0, RAID 3 hoặc RAID 5. Bằng cách cho phép nhiều đầu đọc ghi làm việc đồng thời trong một hoạt động vào/ra, kỹ thuật này làm hiệu năng ghi đọc được tăng lên rất nhiều.

Kỹ thuật Parity

Parity là một kỹ thuật được áp dụng nhằm bảo vệ dữ liệu, làm cho dữ liệu luôn sẵn sàng ở mức độ cao. Parity giúp cho hệ thống vẫn hoạt động tốt khi có một số đĩa bị lỗi. Nếu một đĩa bị lỗi, bộ điều khiển có thể tái tạo dữ liệu từ những dữ liệu còn lại và thông tin parity. Nếu đĩa chứa thông tin parity lỗi thì thông tin parity có thể được tính toán lại từ các đĩa dữ liệu.

Parity được tính toán trong mỗi lần ghi I/O bằng cách thực hiện một chuỗi phép toán logic XOR giữa các segment dữ liệu được ghi vào đĩa.

2.2.2.1. RAID 0

Đây là dạng RAID có khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên đĩa cứng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ, có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai.

Thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất dữ liệu, máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì dữ liệu đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Như vậy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghệ mạng lưu trữ và ứng dụng luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)