Chữ ký số sử dụng đại diện thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghệ mạng lưu trữ và ứng dụng luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 103 - 105)

Có rất nhiều hàm đại diện thông điệp được đưa ra. Trong đó được sử dụng rộng rãi nhất là MD5 (Rivest, 1992) và SHA (NIST, 1993).

MD5 là hàm thứ 5 trong chuỗi hàm băm do Ron Rivest đưa ra. Nó hoạt động bởi việc làm lệch các bit theo một cách thức phức tạp mà mỗi bit đầu ra bị ảnh hưởng bởi tất cả các bit đầu vào. Đầu tiên nó sẽ thêm vào thông điệp để có chiều dài 448 bit (modulo 512). Sau đó chiều dài gốc của thông điệp sẽ được thêm vào như một số nguyên 64 bit, để cho một đầu ra tổng có chiều dài là bội số của 512 bit. Khởi tạo một bộ nhớ đệm 128 bit với một giá trị cố định.

Bắt đầu tính toán. Mỗi vòng lấy một khối 512 bit đầu vào và trộn với bộ nhớ đệm 128 bit. Đưa vào một bảng được xây dựng từ hàm sin. Mỗi khối đầu vào sẽ được thực hiện bốn lần. Quá trình sẽ được tiếp tục cho đến khi tất cả các khối đầu vào đều được sử dụng. Nội dung của bộ nhớ đệm 128 bit sẽ tạo nên một đại diện thông điệp.

Một hàm đại diện thông điệp khác là SHA (Secure Hash Algorithm) được đưa ra bởi NIST. Giống như MD5, nó cũng xử lý các khối dữ liệu đầu vào theo các khối 512 bit. Khác với MD5 là nó sinh ra đại diện thông điệp 160-bit. Nó bắt đầu bởi việc bổ sung các bit vào thông điệp, sau đó thêm 64-bit để được một bội số của 512 bit. Khởi tạo một bộ nhớ đệm đầu ra 160-bit.

Với mỗi khối đầu vào, bộ đệm đầu ra được cập nhật sử dụng các khối đầu vào 512-bit. Không sử dụng bảng số ngẫu nhiên, tuy nhiên với mỗi khối sẽ tính 80 vòng để trộn hoàn toàn. Mỗi nhóm 20 vòng sử dụng các hàm trộn khác nhau.

Mã băm của SHA là dài hơn mã băm của MD5 32-bit, mọi thứ còn lại bằng nhau, do đó nó sẽ an toàn hơn MD5 232

lần. Tuy nhiên, nó chậm hơn MD5. Vì vậy, MD5 được sử dụng chủ yếu trên Internet, còn SHA được sử dụng như một chuẩn quốc gia.

KẾT LUẬN

Mạng lưu trữ SAN chiếm một vị trí ngày càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp trong thời đại thương mại điện tử ngày nay. Công nghệ mạng lưu trữ SAN đã mang lại cho chúng ta những lợi ích to lớn như tăng hiệu năng truy cập vào/ra, tăng tính sẵn sàng cao cho hệ thống, dễ dàng trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Đáp ứng được các yêu cầu về tốc độ tăng trưởng dữ liệu lưu trữ và tính không dừng của các hệ thống giao dịch của các doanh nghiệp.

Để nắm được nguyên tắc hoạt động của mạng lưu trữ, luận văn đã đi vào phân tích chi tiết các công nghệ, giao thức được sử dụng chủ yếu trong mạng lưu trữ. Trên cơ sở nắm vững công nghệ, luận văn đã phân tích và đưa ra được những giải pháp nhằm cải tiến một hệ thống mạng lưu trữ trong thực tế về các mặt như hiệu năng, tính an toàn, tính sẵn sàng cao và tính bảo mật của hệ thống SAN.

Các giải pháp cải tiến mạng lưu trữ của hệ thống Ngân hàng trên mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dữ liệu của hệ thống trong thời gian hiện nay và trong một vài năm tới. Tuy nhiên, theo thời gian hệ thống Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô, cũng như dung lượng lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn hơn, khi đó cần phải cân nhắc đến nhiều vấn đề mới như xây dựng hệ thống mạng lưu trữ cho các hệ thống tính toán song song, xây dựng các giải pháp cân bằng tải, ... vì vậy cần thiết phải có những giải pháp và công nghệ tối ưu hơn nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế, đó cũng chính là một trong những hướng phát triển của đề tài mà tác giả mong muốn được nghiên cứu sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Phan Đình Diệu (2002), Lý thuyết mật mã & An toàn thông tin, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

[2] Nguyễn Thúc Hải (1997), Mạng máy tính và các hệ thống mở, tr. 194-207, NXB Giáo dục.

[3] Vũ Duy Lợi (2002), Mạng thông tin máy tính, tr.335-355, NXB Thế giới.

Tiếng Anh

[4] Andrew S. Tanenbaum, Computer Networks, Prentice-Hall Internatonal. [5] David Norman (2001), Fibre Channel Technology for Storage Area networks. [6] Greg Schulz (2004), Resilient Storage Networks, Digital Press.

[7] Ralph H. Thornburgh & Barry J. Schoenborn (2001), Storage Area Networks, Prentice-Hall PTR.

[8] Jon Tate, Jim Kelly (2005), IBM TotalStorage: SAN Product, Design, and Optimization Guide, IBM.

[9] Jon Tate, Rajani Kanth (2005), Introduction to Area Networks, IBM.

[10] Rowell Hemandez, Keith Carmichael (2002), IBM Storage Networking: IBM NAS and iSCSI Solutions, IBM.

[11]Stallings, William (2000), Data and Computer Communications, Prentice-Hall. [12] Brocade White Paper, Brocade SAN Plan Guide

[13] HP reference guide (5/2003), HP StorageWorks SAN Design

[14] HP (2002), Configuring OPS Clusters with ServiceGuard OPS Edition. [15] HP Training (2004), SAN Fundamentals.

[16] HP (2003), HP StorageWorks SAN design.

[17] Storage Networking Industry Association (2005), Introduction to Storage Security.

[18] SNIA IP Storage forum (2000), Internet Fibre Channel Protocol.

Một số trang Web:

[19] Strategic and Innovative RAID Solution, www.acnc.com

[20] The Fibre Channel Industry Associaction, www.fibrechannel.com [21] The Storage Network Industry Association, www.snia.org

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghệ mạng lưu trữ và ứng dụng luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)