1.3. CÁC THÀNH PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA MPLS
1.3.2. Đƣờng chuyển mạch nhãn (LSP – Label Switched Path)
Đường chuyển mạch nhãn LSP là một đường được tạo ra từ đầu vào đến đầu ra của mạng MPLS dùng để chuyển tiếp gói tin của một FEC nào đó sử dụng cơ chế chuyển đổi nhãn. Một đường chuyển mạch nhãn tương tự như đường chuyển mạch kênh trong ATM và Frame Relay ngoại trừ nó không phụ thuộc vào một công nghệ lớp 2 cụ thể nào.
Hình 1.3.3: Đƣờng chuyển mạch nhãn (LSP).
Chuyển mạch nhãn dựa vào việc thiết lập các đường chuyển mạch nhãn LSP thông qua mạng. Các đường này được xác định thông qua việc chuyển đổi các giá trị nhãn nhờ sử dụng một thủ tục chuyển đổi nhãn tại mỗi LSR dọc theo đường chuyển mạch nhãn LSP đó. Việc thiết lập một đường chuyển mạch nhãn LSP bao gồm việc cấu hình mỗi LSR trung gian để ánh xạ một nhãn và giao diện đầu vào cụ thể với một nhãn và giao diện đầu ra tương ứng.
LSP - §-êng chuyÓn m¹ch nh·n
LSR LSR LER
LER
IP #L1 IP #L2 IP #L3
24
Có hai loại đường chuyển mạch nhãn LSP phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng để xác định tuyến đó là: Các đường chuyển mạch nhãn định tuyến từng chặng (hop-by-hop routed LSPs) nếu như giao thức phân phối nhãn LDP được sử dụng và các đường chuyển mạch nhãn định tuyến hiện nếu như tuyến đường đó phải tính toán đến các điều kiện như độ rộng băng tần có thể, đảm bảo QoS và các chính sách quản trị. Định tuyến hiện sử dụng giao thức phân phối nhãn định tuyến ràng buộc (CR-LDP) hoặc giao thức dành sẵn tài nguyên mở rộng cho kỹ thuật lưu lượng (RSVP-TE) như là các giao thức báo hiệu.
Các giao thức trạng thái đường như OSPF và IS-IS sẽ cung cấp thông tin trạng thái đường. Thông tin này được sử dụng cho chức năng lựa chọn, thiết lập và duy trì đường.
Mặt phẳng điều khiển sẽ xác định con đường tốt nhất thông qua mạng sử dụng định tuyến từng chặng hoặc định tuyến hiện. Trong phương pháp định tuyến từng chặng, mỗi một node trên con đường có nhiệm vụ xác định chặng tiếp theo tốt nhất dựa trên cơ sở dữ liệu trạng thái đường. Ngược lại, trong định tuyến hiện, một con đường thông qua mạng được xác định bởi LSR đầu vào.
Khi một tuyến đường đã được xác định, một giao thức báo hiệu (LDP, CR- LDP hoặc RSVP) được sử dụng để thông tin cho tất cả các bộ định tuyến dọc trên tuyến đường đó về yêu cầu một đường chuyển mạch mới. Giao thức báo hiệu có nhiệm vụ thông báo các thông số của tuyến đường như: nhận dạng phiên, dành sẵn tài nguyên, … cho tất cả các bộ định tuyến khác trên tuyến đường đó. Quá trình này bao gồm việc yêu cầu ánh xạ nhãn cho tất cả các số liệu sử dụng tuyến đường chuyển mạch nhãn đó. Sau khi thiết lập đường chuyển mạch nhãn thành công, giao thức báo hiệu có trách nhiệm đảm bảo tính toàn vẹn của phiên làm việc giữa các bộ định tuyến đồng cấp.