Khái niệm điều khiển lƣu lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và ứng dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo tại bưu điện Hà Nội (Trang 53 - 54)

CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA MPLS

2.1. øNG DôNG MPLS TE

2.1.1. Khái niệm điều khiển lƣu lƣợng

Kỹ thuật điều khiển lưu lượng là quá trình điều khiển các luồng lưu lượng qua mạng để tối ưu hệ số sử dụng tài nguyên và hiệu suất của mạng.

Như chúng ta đã biết, bài toán điều khiển lưu lượng trong mạng IP truyền thống thường gặp một số khó khăn sau:

Thứ nhất:

Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất thường gây ra tắc nghẽn vì đường đi được chọn có thể không đủ khả năng cung cấp các tài nguyên để đáp ứng các yêu cầu về lưu lượng. Và thuật toán này cũng có thể gây ra việc phân bổ tài nguyên không hiệu quả (dồn nhiều luồng lưu lượng đi qua một liên kết hay một nút nào đó trên mạng)

Thứ hai:

Việc thay đổi tham số IGP (Interior Gateway Protocol) có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mạng

Thứ ba:

Điều khiển lưu lượng trong mạng IP sử dụng địa chỉ IP do vậy nó không cung cấp cơ chế điều khiển lưu lượng nên nó không thể giải quyết được bài toán cân bằng lưu lượng trên mạng.

Kỹ thuật định tuyến ràng buộc trong MPLS tìm đường đi theo yêu cầu lưu lượng và tài nguyên hiện có trong mạng nên tránh được vấn đề tắc nghẽn xảy ra khi dồn nhiều luồng lưu lượng vào một liên kết không đủ tài nguyên. Ngoài ra MPLS còn cho phép thiết lập nhiều đường giữa hai cặp nút với tỷ lệ thích hợp để giải quyết vấn đề cân bằng trên tải. Do vậy với các tính năng này, MPLS đã giải quyết được những tồn tại thứ nhất trong mạng IP truyền thống. MPLS còn đưa ra khái niệm đường chuyển mạch nhãn LSP nên tránh được vấn đề dao động lưu lượng trên mạng. Đồng thời MPLS cũng đưa ra khái niệm lớp vận chuyển tương đương FEC

46

Ứng dụng MPLS TE phải được tính toán các tuyến với các ràng buộc đã biết. Các ràng buộc được lưu trữ ở cơ sở dữ liệu trong LSR. Dữ liệu lưu trữ này thường được gọi là TE database. TE database cũng bao gồm cả các cấu trúc dữ liệu lưu trữ cấu hình của mạng. Đó là các thông tin quan trọng được TE và CBR (Constraint- Base Router) sử dụng. Thông tin này được truyền đi cho các LSR ngang hàng, do đó có sự hiểu biết chung của mạng và các ràng buộc hiện tại.

Phần cuối cùng của ứng dụng TE là khả năng dự trữ thiết bị và tài nguyên mạng sẽ được đòi hỏi để thực hiện các ràng buộc trong đường. Đặc tính dự trữ này phải là động vì dự trữ tài nguyên cần được thay đổi liên tục khi mạng hoạt động.

Ứng dụng MPLS TE có thêm một số đặc tính để hoạt động bao gồm các mở rộng cho các giao thức IGP đã được sử dụng với ứng dụng này như OSPF-TE và IS- IS TE, các giao thức báo hiệu MPLS TE như RSVP-TE và CR-LDP và thuật toán được sử dụng cho sự tính toán đường. Thuật toán tính toán đường trong MPLS TE là thuật toán CSPF (Constrained Shortest Path First). Thuật toán này sử dụng các ràng buộc để tạo các tuyến, chứ không sử dụng phương pháp đường ngắn nhất SPF (Shortest Path First) dựa trên địa chỉ IP đích trong các giao thức IGP truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và ứng dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo tại bưu điện Hà Nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)