.4 Vị trí router lõi và biên trong miền DiffServ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của chiến lược quản lý hàng đợi WRED (Trang 55 - 58)

Nhiệm vụ của router biên:

- Phân tích và phân loại các gói tin đến mạng dựa theo các policy đã thiết lập - Đánh dấu gói tin với 1 mã (code point) phản ánh mức độ phục vụ

- Bảo đảm tất cả các luồng dữ liệu phải đƣợc đánh dấu và tuân theo policy Nhiệm vụ của router lõi:

- Phân tích các gói tin

Các packet đƣợc đánh dấu bằng class edgeQueue. Mỗi packet với 1 code point xác định thƣờng phải liên quan đến 1 policy đã định nghĩa trƣớc đó. Class edgeQueue có mối liên hệ với class PolicyClassifier – nơi chứa các policy để đánh dấu gói tin.

d. Các chính sách - Policy

Lớp Policy và những lớp con của nó định nghĩa các cách xử lý gói tin bởi router biên trong việc đánh dấu. Một policy đƣợc xác định bởi node nguồn và đích. Tất cả những luồng packet mà có chung nguồn và đích thì đều đƣợc coi nhƣ 1 tập hợp traffic đơn (single traffic aggregate).

Policy cho mỗi tập hợp này đƣợc gán bằng 3 thông số: polycier type, meter type và initial code point. Meter type xác định phƣơng thức đo lƣờng các giá trị cần thiết bởi polycier, ví dụ: TSW Tagger là một kiểu meter đo bằng tần suất traffic trung bình.

Khi một gói tin tới 1 router biên, nó sẽ đƣợc phân tích để xác định thuộc luồng nào. Tiếp theo Policier sẽ xác định đánh dấu (marking) gói tin ra sao. Dựa vào các thông số: trạng thái của luồng, code point ban đầu, code point bị giảm, sau đó packet sẽ đƣợc đƣa vào hàng đợi.

Bảng chính sách (Policy Table):

Lớp Policy sử dụng Policy Table để lƣu trữ các bộ luật của mỗi luồng traffic. Bảng này là 1 mảng bao gồm nhiều trƣờng, trong đó tùy theo policer type mà có nhiều trƣờng không sử dụng. Các trƣờng của Policy Table là:

- Source node ID: định danh node nguồn - Destination node ID: định danh node đích - Policer type : kiểu policer

- Meter type : kiểu đo

- Initial code point : code point ban đầu

- CIR (committed information rate) : là tốc độ thông tin cam kết và cũng đƣợc gọi là tốc độ cam kết hoặc tốc độ đƣợc định dạng.

- CBS (committed burst size) : kích thƣớc burst cam kết

- C bucket (current size of the committed bucket) : Kích thƣớc hiện tại của bucket cam kết

- EBS (excess burst size) : kích thƣớc burst ngƣỡng giới hạn

- E bucket (current size of the excess bucket) : kích thƣớc hiện tại của bucket ngƣỡng giới hạn

- PIR (peak information rate) : Tốc độ gửi đỉnh - PBS (peak burst size) : Ngƣỡng kích thƣớc burst

- P bucket (current size of the peak bucket) : Kích thƣớc hiện tại của ngƣỡng bucket

- Arrival time of last packet : thời gian tới của packet cuối cùng - Average sending rate: tốc độ gửi trung bình:

- TSW window length : độ dài cửa sổ TSW

Các kiểu thi hành (Policier Types):

Hiện tại lớp Policy hỗ trợ 6 loại Policier:

- Time Sliding Window with 2 Color Marking (TSW2CMPolicer): Cửa sổ trƣợt

theo thời gian với việc đánh dầu 2 màu, sử dụng biến CIR và 2 hàng đợi ảo. Những hàng đợi ảo có số hiệu thấp hơn sẽ drop gói tin khi ngƣỡng CIR bị vi phạm.

- Time Sliding Window with 3 Color Marking (TSW3CMPolicer): Cửa sổ trƣợt

theo thời gian với việc đánh dầu 3 màu, sử dụng biến CIR, PIR và 3 hàng đợi ảo. Khi PIR bị vi phạm thì sẽ drop trong hàng đợi thấp nhất, khi CIR bị vi phạm thì sẽ drop trong hàng đợi thấp thứ 2.

- Token Bucket (tokenBucketPolicer): sử dụng CIR, CBS và 2 hàng đợi ảo. Mỗi

packet sẽ bị ƣu tiên drop bằng cách đặt vào hàng đợi ảo thấp hơn khi kích cỡ của nó lớn hơn CBS và tần suất gửi vi phạm CIR

- Single Rate Three ColorMarker (srTCMPolicer): sử dụng biến CIR, CBS, EBS

để ƣu tiên packet từ 3 hàng đợi ảo.

- Two Rate Three Color Marker (trTCMPolicer): sử dụng biến CIR, CBS, PIR

và PBS để ƣu tiên packet từ 3 hàng đợi ảo.

- NullPlocier: không ƣu tiên packet nào cả.

Nhƣng policy ở trên đều đƣợc định nghĩa nhƣ là một class con của class dsPolicy.

3.4 Một số phương pháp khác

3.4.1. Tốc độ truy cập cam kết (CAR - Committed Access Rate)

CAR là một cơ chế giám sát tốc độ cho phép ngƣời quản trị mạng đƣa ra các biện pháp xử lý để kiểm soát lƣu lƣợng. Do CAR là một cơ chế kiểm soát chứ không phải là cơ chế hàng đợi vì vậy nó không có bộ đệm và nó cũng không làm phát sinh trễ có thể cho phép truyền tốc độ cao.

3.4.1.1. Cơ chế hoạt động

Khi dữ liệu đƣợc gửi đến một giao tiếp, CAR thực hiện việc kiểm tra lƣu lƣợng sau đó so sánh tốc độ của lƣu lƣợng với thông số “token bucket” (xô chứa thẻ bài) và đƣa ra hành động tƣơng ứng dựa trên cơ sở kết quả so sánh đó. Ví dụ CAR sẽ loại gói, sửa lại quyền ƣu tiên IP hay khởi tạo lại các bit ToS. Ngƣời quản trị mạng cũng có thể cấu

hình CAR để truyền gói, loại bỏ gói hoặc thiết lập quyền ƣu tiên (xem hình sơ đồ khối của CAR).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của chiến lược quản lý hàng đợi WRED (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)