Cơ chế hoạt động của GTS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của chiến lược quản lý hàng đợi WRED (Trang 60 - 61)

2.2.5 .Ví dụ về Differentiated Services

a. Cơ chế hoạt động của GTS

GTS bao gồm các khối chức năng (xem Hình 3.8 Sơ đồ các khối chức năng của GTS) nhƣ sau:

− Bộ phân lớp lƣu lƣợng: Phân loại các lớp lƣu lƣợng khác nhau để có thể có các chính sách đƣợc áp dụng khác nhau.

− Bộ đo (Metering): Dùng cơ chế token-bucket để phân biệt lƣu lƣợng thỏa mãn và lƣu lƣợng quá ngƣỡng.

− Định dạng: Dùng buffer để trễ những lƣu lƣợng vƣợt quá tốc độ, và sửa dạng chúng tới một tốc độ giới hạn đã đƣợc cấu hình. GTS đƣợc thực hiện nhƣ cơ chế hàng đợi, trong đó có các hàng đợi trễ WFQ riêng biệt đƣợc thực hiện cho mỗi lớp lƣu lƣợng. Mỗi hàng đợi trễ các gói cho tới khi chúng thỏa mãn tốc độ giới hạn, và cũng sắp xếp chúng theo thuật toán WFQ. Sau đó lƣu lƣợng đƣợc thỏa mãn sẽ đƣợc gửi tới giao diện vật lý.

Hình 3. 8 Sơ đồ các khối chức năng của GTS

Đầu tiên các gói đƣợc đƣa tới các bộ phân loại, sự phân lớp có thể đƣợc thực hiện bằng access-list. Một gói đƣợc phân lớp đi vào một lớp định dạng, kích thƣớc của chúng đƣợc so sánh với số lƣợng thẻ bài có thể trong token bucket của lớp đó. Gói đƣợc chuyển tiếp tới hàng đợi giao diện chính nếu đủ thẻ bài. Nếu không đủ thẻ bài cho các gói chuyển tiếp, các gói nằm trong bộ đệm trong hệ thống WFQ đƣợc gán cho lớp định dạng này. Sau đó router làm đầy token bucket định kỳ và kiểm tra nếu đủ thẻ bài cấp cho các gói chuyển tiếp. Các gói đƣợc xếp ra khỏi hàng đợi định dạng tùy thuộc vào thuật toán sắp xếp WFQ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của chiến lược quản lý hàng đợi WRED (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)