Khó khăn mức Xác Định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý quy trình phần mềm theo mô hình CMM - thực tiễn và ứng dụng ở Việt Nam Luận văn ThS Công nghệ thông tin 01.01.10 (Trang 36 - 37)

3. Những Khó Khăn Thƣờng Gặp Trong Phát Triển Phần Mềm [4]

3.3. Khó khăn mức Xác Định

Vƣợt qua khó khăn mức trên, tổ chức đã đạt đƣợc nền tảng cho những tiến triển quan trọng và liên tục. Ví dụ, các đội phần mềm, khi đối mặt với một khủng hoảng, sẽ có thể tiếp tục sử dụng qui trình đã đƣợc định nghĩa. Nền tảng này đã đƣợc thiết lập để kiểm tra qui trình và quyết định làm thế nào để cải tiến nó.

Mặc dù đã mạnh mẽ, qui trình của tổ chức vẫn có thể chỉ là định tính: có một lƣợng nhỏ dữ liệu để chỉ ra bao nhiêu phần đã đƣợc hoàn thành hoặc độ hiệu quả

của qui trình nhƣ thế nào. Có những tranh cãi đáng kể về giá trị của các sự đo đạc qui trình phần mềm và những cái tốt nhất để sử dụng. Điều không chắc chắn này nói chung xuất phát từ một sự thiếu định nghĩa qui trình và sự rối rắm mang tính kết quả về những mục cụ thể nào đƣợc đo đạc. Với Qui trình mức này, chúng ta có thể tập trung vào sự đo đạc các nhiệm vụ cụ thể. Kiến trúc qui trình vì vậy là điều kiện tiên quyết để đo đạc hiệu quả.

Những bƣớc mấu chốt để vƣợt qua các khó khăn này là:

1. Thiết lập một bộ cơ bản tối thiểu các phép đo qui trình để xác định các tham số chi phí và chất lƣợng của mỗi bƣớc của qui trình. Mục tiêu là định lƣợng các chi phí tƣơng đối và các lợi ích của mỗi hoạt động qui trình chính, ví dụ nhƣ là chi phí và hiệu suất phát hiện lỗi và các phƣơng pháp sửa sai.

2. Thiết lập một cơ sở dữ liệu qui trình và tài nguyên để quản lý và bảo trì nó. Dữ liệu hiệu suất và chi phí nên đƣợc bảo trì tập trung để đảm bảo không bị mất, để nó luôn sẵn có cho tất cả các dự án, và để làm dễ dàng chất lƣợng qui trình và phân tích năng suất.

3. Cung cấp đủ tài nguyên qui trình để thu thập và bảo trì dữ liệu qui trình và góp ý kiến cho các thành viên dự án sử dụng nó. Giao nhiệm vụ cho các chuyên gia có kinh nghiệm giám sát chất lƣợng của dữ liệu trƣớc khi đƣa và cơ sở dữ liệu và cung cấp các hƣớng dẫn về các phƣơng pháp phân tích và giải thích.

4. Đánh giá chất lƣợng tƣơng đối của mỗi sản phẩm và thông báo quản lý ở những nơi mà các mục tiêu chất lƣợng không đạt đƣợc. Một nhóm bảo đảm chất lƣợng độc lập nên đánh giá các hành động của mỗi dự án và theo dõi tiến triển của nó theo kế hoạch chất lƣợng của nó. Khi sự tiến triển này đƣợc so sánh với các kinh nghiệm lịch sử trong các dự án tƣơng tự, một sự đánh giá am hiểu nói chung có thể đƣợc thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý quy trình phần mềm theo mô hình CMM - thực tiễn và ứng dụng ở Việt Nam Luận văn ThS Công nghệ thông tin 01.01.10 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)