Đặc điểm của hoạt động thanhtra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu silb1602198 (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu luận văn

1.1. Lý luận chung về thanhtra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1.1.6. Đặc điểm của hoạt động thanhtra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thanh tra là một hoạt động trong quá trình quản lý nhà nước và giúp quá trình này được khép kín. Từ các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc đánh giá thực hiện các chủ trương, chính sách, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể. Đó là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứ hoạt động quản lý của nhà nước nào27. Qua nghiên cứu người viết nhận thấy thanh tra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng là một dạng thanh tra nhà nước nên mang đặc điểm của hoạt động thanh tra nhà nước. Nên hoạt động thanh tra này sẽ mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thanh tra liên quan lĩnh vực giáo dục và đào tạo mang tính quyền lực

nhà nước.

Tính quyền lực nhà nước là một trong những đặc điểm có thể nói là rất quan trọng trong thanh tra nhà nước. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó rất chặt với tính quyền uy, phục tùng - là một đặc tính quan trong của quản lý nhà nước,

Tính quyền lực nhà nước được thể hiện như sau:

Một là, ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra và đã bị phát hiện ra và xử lý.

Các quyết định này sẽ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và áp dụng vào các đối tượng bị thanh tra, nó được xem như là một nghĩa vụ mà đối tượng thanh tra bị bắt buộc phải thực hiện và đặc biệt không được chống đối với các quyết định mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nếu có bất cứ các vấn đề về tính khách quan, hay các vấn đề không hợp lý về quyết định ấy thì có thể trình bày lại ý chí bằng cách khiếu nại hoặc hiếu kiện về quyết định đó.

Hai là, cơ quan thanh tra có quyền yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị

của thanh tra

27 Võ Nguyễn Nam Trung, Lâm Bá Khánh Toàn: Tài liệu hướng dẫn học tập môn Pháp luật về Thanh tra, Trường Đại học Cần Thơ, 2016, trang 3.

Cơ quan thanh tra có thể nói chính là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra. Thông qua các hoạt động thanh tra để nắm bắt tình hình cũng như nắm rõ các sai phạm và các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra. Vì vậy mà cơ quan thanh tra có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xử lý các hành vi vi phạm đó. Từ đó thể hiện được tính công bằng, đúng với tinh thần mà pháp luật đề ra với hoạt động thanh tra. Nhưng nếu trong quá trình thanh tra xảy ra các hành vi không hợp tác hay chống đối thanh tra trong khi đang thanh tra thì có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Ba là, trong những trường hợp thật sự cần thiết thì áp dụng các biện pháp cưỡng

chế nhà nước.

Trong thực tế cũng có rất nhiều trường hợp không hơp tác hoặc có thể chống đối và cố tình gây cản trở công tác thanh tra, làm cho công tác thanh tra trở nên khó khăn, mất thời gian thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành vi hoặc đối tượng trên. Nhưng việc cưỡng chế đó phải nằm trong khuôn khỗ của pháp luật và tuân theo quy định của pháp luật. Phải thực hiện một cách công bằng đúng và không để sai sót.

Thứ hai, thanh tra liên quan lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn gắn liền với quản

lý nhà nước.

Theo quan điểm người viết thì thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý và còn là công cụ của người quản lý. Vì thế mà thanh tra có thể xem là chức năng thiết yếu của nhà nước, nhân danh tính quyền lực nhà nước từ đó tác động lên các các đối tượng quản lý. Chẳng những thế mà nó còn một chức năng thiết yếu của quản lý, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Nơi nào có hoạt động quản lý nhà nước nơi đó có thanh tra. Ngoài ra, với tư cách là một khâu chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại bị tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Nhờ có thanh tra mà mục đích của quản lý được đảm bảo28.

Thứ ba, là thanh tra liên quan lĩnh vực giáo dục và đào tạo có tính độc lập tương

đối.

Ở đâu có hoạt động quản lý nhà nước thì nơi đó có thanh tra, tức là thanh tra luôn gắn liền với quản lý nhà nước. Xét về mối quan hệ giữa thanh tra và quản lý của nhà nước thì quản lý nhà nước sẽ giữ vai trò then chốt và chi phối thanh tra. Bởi vì do thanh tra là

công cụ, là phương tiện để quản lý nhà nước, nhưng thanh tra cũng có tính độc lập tương đối khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong quá trình thanh tra.

Do thanh tra ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật thì còn phải phải phù hợp với thực tế của cuộc sống nên có thể nói tính độc lập của thanh tra chỉ mang tính tương đối.

Thứ tư, mang tính hỗn hợp quy định về cả cơ quan và hoạt động thanh tra ngành

giáo dục

Thật vậy, đối với việc thanh tra lĩnh vực giáo dục và đào tạo này thì sẽ liên quan rất nhiều cơ quan thanh tra thuộc cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Có hoạt động liên quan đến giáo dục thì cơ quan thanh tra sẽ được phép thanh tra do các đối tượng trực thuộc này đều thuộc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Thanh tra về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trực thuộc trong đó có cả cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực giáo dục.

Một phần của tài liệu silb1602198 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)