Hình thức thanhtra của hoạt động thanhtra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và

Một phần của tài liệu silb1602198 (Trang 33 - 60)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Quy định về hoạt động của Thanhtra huyện liên quan đến lĩnh vực giáo dục và

1.2.2. Hình thức thanhtra của hoạt động thanhtra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và

Hình thức thanh tra là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra. Phụ thuộc vào các cách phân loại khác nhau hay các căn cứ khác nhau mà có nhiều hình thức thanh tra khác nhau, thông qua đó phát huy vai trò một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu về thực tiễn cũng như tính pháp lý khi thanh tra. Căn cứ vào phạm vi, quy mô của thanh tra có: thanh tra diện rộng và thanh tra diện hẹp. Căn cứ vào chương trình thanh tra có: thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất.

Hoạt động thanh tra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Thanh tra huyện là một hoạt động thanh tra hành chính nên sẽ chỉ tập trung nội dung vào thanh tra các vấn đề về chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng. Các hình thức thanh tra theo Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010. Bao gồm: thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục phát triển quy định về hình thức thanh tra với việc bổ sung hình thức thanh tra thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Và Thanh tra huyện không có hình thức thanh tra thường xuyên. Để hoạt động thanh tra hành chính này đạt được đúng với mục đích, yêu cầu đề ra thì nội dung của hình thức thanh tra đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng, tổ chức và quản lý nhà nước.

 Đối với thanh tra đột xuất

Theo quy định pháp luật thì Chánh Thanh tra các cấp, các ngành được quyền chủ động ra quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao. Sau khi ra quyết định thanh tra đột xuất, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành mới phải gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo. Như vậy hoạt động thanh tra đột xuất này với mục đích giúp đảm bảo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra.

 Đối với thanh tra kế hoạch

Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Và người phê duyệt ở đây chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ theo kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì Chánh Thanh tra huyện sẽ ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Như vậy mục đích của thanh tra theo kế hoạch là giúp cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành chấn chỉnh, đổi mới hoạt động quản lý, điều hành; phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Qua hình thức thanh tra theo kế hoạch thì các cơ quan thanh tra nhà nước sẽ rơi vào thế chủ động hơn trong việc xây dựng cũng như tổ chức kế hoạch thanh tra. Ngoài ra sẽ tiến hành thanh tra đột xuất khi có yêu cầu bất thường để giải quyết kịp thời các yêu cầu phát sinh trong công tác quản lý. Chính vì thế mà các cơ quan thanh tra không những phải chủ động trong tổ chức thanh tra theo kế hoạch mà đồng thời phải kịp thời và thực hiện tốt kế hoạch khi có yêu cầu thanh tra đột xuất nhằm xử lý kịp thời đúng hành vi vi phạm pháp luật.

1.2.3. Nội dung thanh tra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Thanh tra huyện tiến hành

Nội dung thanh tra liên quan lĩnh vực giáo dục đào tạo do thanh tra huyện tiến hành bao gồm việc thanh tra việc thực hiện các quy định, chính sách của pháp luật. Hơn nữa hoạt động thanh tra liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Thanh tra huyện tiến hành này vẫn là một nội dung thanh tra nên nó sẽ mang nội dung của thanh tra. Nên nội dung thanh tra được bao gồm như sau:35

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện trong công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

35 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08 tháng 09 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Về công tác thanh tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hơn nữa nội dung thanh tra còn có thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện gắn liền với hoạt động của Đoàn thanh tra và thực hiện hoạt động thanh tra liên quan đến các đối tượng có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong đó đối tượng về các phòng chuyên môn tiêu biểu là Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ là đối tượng thanh tra của Thanh tra huyện và được Thanh tra huyện thanh tra các vấn đề về nội dung thực nhiệm vụ, quyền hạn và chính sách pháp luật được quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là trình Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động giáo dục ở địa phương. Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục ở địa phương. Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung học phổ thông, trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) ở địa phương theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Không chỉ thanh tra ở các vấn đề này mà Thanh tra huyện còn thanh tra về các nội dung của Phòng Giáo dục và Đào tạo như:36

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài

36 Điều 7 Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

công lập), sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài), đối với: Trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học; trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung học phổ thông; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; công nhận việc thành lập trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kiểm tra chuyên ngành theo hướng dẫn của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; phối hợp với thanh tra huyện, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra về giáo dục và đào tạo ở địa phương.

- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.

- Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện.

- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có

liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý giáo dục và đào tạo đối với cán bộ, công chức xã được phân công phụ trách, theo dõi công tác giáo dục ở địa phương.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thông qua các nhiệm vụ và quyền hạn trên thì Thanh tra huyện có thể căn cứ vào đó để tiến hành thanh tra về thẩm quyền của cơ quan này nhằm mục đích là để phát hiện những hành vi vượt thẩm quyền hay nằm ngoài nội dung nhiệm vụ quyền hạn của mình để mục đích góp phần hoàn thiện hơn về công tác thực hiện của cơ quan này. Thật vậy, ngoài việc thanh tra cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo thì Thanh tra huyện còn thanh tra các cơ quan chuyên môn khác có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đối tượng tiếp theo sẽ được người viết nhắc đến đó là cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Ở cơ quan tài nguyên môi trường thì Thanh tra huyện cũng sẽ thanh tra về các vấn đề về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và việc thực hành chính sách pháp luật của cơ quan này bao gồm thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.37 Thanh tra huyện sẽ thanh tra việc cơ quan này có thẩm

37 Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

quyền cấp giấy cho đơn vị sự nghiệp hay không. Rồi việc cơ quan này có đủ thẩm quyền để thẩm định hay cho thuê đất. Việc làm này ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo vì nó xác định tư cách chủ sở cho đơn vị sự nghiệp hay chủ thể có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Nên việc Thanh tra huyện thanh tra cơ quan này xem cơ quan này có thực hiện đúng với nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch thì sẽ Thanh tra huyện sẽ thanh tra về các vấn đề về quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước.38

Tiếp nối nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra của mình thì Thanh tra huyện có thể thanh tra đến các hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục của cơ quan cấp dưới nhưng vẫn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đó chính là Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy Thanh tra huyện sẽ thanh tra những vấn đề liên quan gì đến cơ quan này. Nó sẽ được người viết cụ

Một phần của tài liệu silb1602198 (Trang 33 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)