Thu nhập Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Dưới 4 triệu 27 16
Từ 4 –7 triệu 98 58
Trên 7 triệu 44 26
Tổng 169 100
Nguồn: sốliệu xửlý spss
Theo kết quả điều tra ta thấy: khoản thu nhập của công nhân dưới 4 triệu có 27 lao động chiếm tỷlệ thấp nhất 16.0%, khoản thu nhập từ 4 đến 7 triệu có 98lao động chiếm tỉ lệ cao nhất 58.0%, khoản thu nhập trên 7 triệu có 44 lao động chiếm 26%. Như vậy, nhìn chung thu nhập trung bình hằng tháng của người lao động của khách sạn có mức thu nhập tương đối cao xét theo mặt bằng chung tại tỉnh Thừa thiên Huế. Điều này phần nào phản ánh được những cố gắng nhất định trong công tác đảm bảo thu nhậpổn định cho người lao động của khách sạn.
2.3.2.Đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộtài chính tại khách sạn Hương
Giang Resort & Spa
Để đánh giá chính sách đãi ngộtài chínhđối với người lao động, ta dựa vào kết quảsốtrung bình của các chỉ tiêu (Mean) đánh giá theo thang điểm Likert đãđược sử dụng.
Bảng 2.13: Đánh giá của nhân viên vềtiền lương
Tiêu chí đánh giá Ý kiến của nhân viên (%) Trung
bình
M1 M2 M3 M4 M5
Anh/Chị biết rõ chính sách tiền
lương của đơn vị 0.0 13.6 48.5 32.0 5.9 3.50
Mức lương tương xứng với sức lao
động của mình bỏ ra 0.0 0.0 21.9 63.3 14.8 3.93
Tiền lương đảm bảo được nhu cầu
đời sống của Anh/Chị và gia đình 0.0 5.9 47.9 44.4 1.8 3.42 Tiền lương của Anh/Chị được trả
đầy đủ và đúng hạn 0.0 0.0 11.2 50.3 38.5 4.27
Tiền lương công bằng và hợp lý
giữa các nhân viên 0.0 0.0 8.3 49.7 42.0 4.34
Nguồn: kết quảxửlý SPSS Ghi chú: -Đánh giá theo thang điểm Likert
M1: Hoàn toàn không đồng ý M2: Không đồng ý M3: Bình thường
M4: Đồng ý M5:Rấtđồng ý
Tiền lương là yếu tố quan trọng, yếu tố đầu tiên mà tất cả người lao động đều quan tâm do đây là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ.Nếu tiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho ngưòi lao động không đảm bảo đời sống vật chất cũng như tác động đến quá trình làm việc.Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say lao động
Qua bảng đánh giá trên ta thấy các đánh giá của nhân viên trong khách sạn về vấn đề “tiền lương” đa số đềuở mức đồng ý và rất đồng ý.
- Anh/Chị biết rõ chính sách tiền lương của đơn vị: Khi khảo sát vấn đề này thì Trường Đại học Kinh tế Huế
ta nhân thấy trung bình của yếu tố này ở mức 3.5 thể hiện đa số nhân viên đều chọn mức đồng ý và bình thường. Kết quả này thể hiện rõ qua cuộc điều tra có 32% chọn mức đồng ý, 48.5% bình thường và 13.6% không đồng ý điều này cho ta thấy nhân viên có biết nhưng không rõ hoàn toàn về chính sách trả lương của khách sạn.
Mức lương tương xứng với sức lao động của mình bỏ ra:Khi tham gia vào quá trình laođộng thì ai cũng mong muốn số tiền lương nhận được tương xứng với sức lao động bỏ ra. Như đã phân tíchở trên đa số nhân viên đều chỉ biết sơ lượcchính sách trả lương của bản thân, và kết quả điều tra cho thấy nhân viên này đềucảm thấy hài lòng về mức lương đó nên giá trị trung bình của yếu tố này cũng là 3.93, có 63.3% nhân viên chọn đồng ý và 21.9 % chọn bình thường và 14.8% chọn rất đồng ý.
Tiền lương đảm bảo được nhu cầu đời sống của Anh/Chị và gia đình:Để người lao động yên tâm làm việc thì cuộc sống của họ ít nhất phải được đảm bảo về mặt tài chính, vì vậy vấn đề này được người lao động quan tâm nhất trong chính sách tiên lương. Kết quả điều tra về yếu tố này cho thấy giá trị trung bình nhân viên đánh giá là 3.42, chứng tỏ đa số nhân viên đều chọn mức bình thường và đồng ý, dựa vào bảng tần số ta thấy có đến 44.4% chọn đồng ý và 47.9% chọn bình thườngbên cạnh đó cũng có những nhân viên vân chưa đảm bảo được đời sống với mức tiền lương này họ chiếm 5.9%.
Hai yếu tố Tiền lương của Anh/Chị được trả đầy đủ và đúng hạn và “Tiền lương công bằng và hợp lý giữa các nhân viên”: Thì giá trị trung bình khá cao với giá trị trung bình lần lượt là 4.27 và 4.34đây là 2 giá trị trung bình cao nhất trong đánh giá về yếu tố tiền lươngcho thấy đa số nhân viên đều chọn mức đống ývới hai yếu tố này, và không có sự chênh lệch trong mức đánh giá giữa các nhóm yếu tố.
Sau quá trìnhđiều tra khảo sát cho thấy chính sách tiền lương tại khách có mức đánh giá trung bình là 3.89 cho thấy nhân viên đều đồng ý với chính sách tiền lương hiện tại củakhách sạn, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế như:chính sách tiền lương vẫn chưa được nhân viên hoàn toàn biết rõ và chưa đảm bảo tốt cho đời sống nhân viên của một số lao động phổ thông.Do đó, Khách sạn cần phải có những điều chỉnh vềmức lương sao chohợp lý và quan tâmđến người lao động hơn.
2.3.2.2.Tiền thưởng
Bảng 2.14: Đánh giá của nhân viên vềtiền thưởng
Tiêu chí đánh giá Ý kiến của nhân viên (%) Trung
bình
M1 M2 M3 M4 M5
Mức tiền thưởng hiện tại kích thích động lực làm việc của Anh/chị
0.0 8.9 39.6 47.9 3.6 3.46
Tiền thưởng vào các ngày
Lễ, Tết đầy đủ và hợp lý 0.0 0.0 14.2 65.7 20.1 4.06 Anh/Chị nhận được mức tiền thưởng xứng đáng với thành tích đóng góp 0.0 0.0 11.2 63.3 25.4 4.14 Nguồn: Kết quảxửlý SPSS Ghi chú: -Đánh giá theo thang điểm Likert
M1: Hoàn toàn không đồng ý M2: Không đồng ý M3: Bình thường
M4: Đồng ý M5:Rấtđồng ý
Ngoài lương là nguồn thu nhập chính của người lao động là lương thì thưởng là một nguồn thu đáng kể mà người lao động quan tâm khi tham gia quá trình làm việc.
Đánh giá của nhân viên về chính sách tiền thưởng tại khách sạn có giá trị trung bình thấp nhất là 3.46 và cao nhất là 4.14 cho thấy nhân viên khá hài lòng về chính sách tiền thưởng tại khách sạn.
Đối với yếu tố “Mức tiền thưởng hiện tại kích thích động lực làm việc của
Anh/chị” có giá trị trung bình là 3.46 trong đó số nhân nhân viên chọn mức đồng ý là cao nhất 47.9%, mức bình thường 39.6%, bên cạnh đó vẫn có 8.9% chọn mức không đồng ý có thể do mức tiền thưởng hiện tại vẫn chưa thõa mãn được một số nhân viên xuất sắc có thành tích tốt trong công việc nguyên nhân do mức tiền thưởng cho NLĐ chưa được cao khiến họ chưa thực sự hài lòng.
Đối với yếu tố“Tiền thưởng vào các ngày Lễ, Tết đầy đủ và hợp lý”thì có giá trị trung bình 4.06, số nhân viên đồng ý có yếu tố này khá là cao chiếm 65.7% và không có nhân viên chọn mức không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý Đây là một vấn đề khách sạn cần phát huy, vì đây là mức tiền thưởng NLĐ đáng được nhận và rất mong muốn nhận đầy đủ đúng theo quy định.
Đối với yếu tố “Anh/Chị nhận được mức tiền thưởng xứng đáng với thành tích
đóng góp” có giá trị trung bình khá là cao 4.11. Có đến 63.3% chọn mức đống ý, 25.4% chọn rất đồng ý và không có phần trăn cào chọn không đồng ý.
Từ quátrìnhđiều tra cho ta thấy chính sách tiền thưởng của khách sạn đối với nhân viên khá tốt, tuy nhiên doảnh hưởng tình hình hoạt động kinh doanh nên mức tiền thưởng chưa được cao và kích thích động lực làm việc NLĐ
2.3.2.3.Phúc lợi –Phụcấp–Trợcấp
Bảng 2.15: Đánh giá của nhân viên vềPhúc lợi–Phụcấp–Trợcấp
Tiêu chí đánh giá
Ý kiến của nhân viên (%) Trung
bình
M1 M2 M3 M4 M5
Các khoản phụ cấp tương xứng với mức độ chịu trách nhiệm đối với công việc Anh/Chị chịu trách nhiệm
0 0 10.1 68.6 21.3 4.11
Phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên là hợp lý 0 1.2 34.9 62.7 1.2 3.64 Chế độ nghỉ phép, thăm hỏi khi bị ốm đau, hiếu
hỉ, thai sản, sinh nhật cho nhân viên rất tốt 0 0.6 4.1 79.9 15.4 4.1 Chế độ công tác cho nhân viên đi tham quan du
lịch, nghỉmát rất tốt 0 0 4.7 79.9 15.4 4.11
Anh/chị được trợ cấp một khoản kinh phí ăn
uống hằng tháng 0 0 0.6 46.2 53.3 4.53
Các khoản phúc lợi, phụ cấp, trợ cấp là hữu ích 0 0.6 39.1 60.4 0 3.6 Khách sạn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
anh/chị. 0 16 43.8 40.2 0 3.24
Khách sạn luôn thực hiện đầy đủ các chính
sách về bảo hiểm. 0 0 32.5 53.8 13.6 3.81
Nguồn: kết quảxửlý SPSS
Ghi chú: -Đánh giá theo thang điểm Likert
M1: Hoàn toàn không đồng ý M2: Không đồng ý M3: Bình thường
M4: Đồng ý M5:Rấtđồng ý
Kết quả điều tra về chế độ Phúc lợi – Phụ cấp – Trợ cấp có mức đánh giá nằm trong khoảng từ 3.24 đến 4.53.
Trong đó yếu tố “Anh/chị được trợ cấp một khoản kinh phí ăn uống hằng
tháng” có giá trị trung bình cao nhất là 4.53, có 46.2% LĐ chọn mức đồng ý, 53.3% LĐ chọn rất đồng ý điều này, bởi lẽ khách sạncó mức phụ cấp ăn uống cho mỗi NLĐ là15.000 đồng/ca làm việc.
Đối với yếu tố “Các khoản phụ cấp tương xứng với mức độ chịu trách nhiệm đối với công việc Anh/Chị” mức giá trị trung bình của nhân viên đối với yếu tố này là 4.11. Nhiều nhân viên đều chọn mức đồng ý chiếm 68.6% và không có ý kiến nào là không đồng ý
Yếu tố “Phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên là hợp lý” có giá trị trung bình là 3.64, cho thấy khá nhiều nhân viên đều chọn mức đánh giá đồng ý chiếm 62.7% và 34.9% LĐ chọn bình thường, và vẫn còn tồn tại 1.2% LĐ khồng ý về yếu tố này. Đối với mức phụ cấp chức vụ thường chỉ áp dụng đối với Giám đốc, Phó GĐ, Kế toán trưởng, trưởng phòng và tương đương còn lại những NLĐ khác đều không nhận được mức phụ cấp chức vụ mà chỉ nhận được mức phụ cấp thâm niên.
Khách sạn thông thường hằng năm đều tổ chức ít nhất một chuyến du lịch cho người lao động, và có những chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần cho người lao động nên hai yếu tố “Chế độ nghỉ phép, thăm hỏi khi bị ốm đau, hiếu hỉ, thai sản, sinh
nhật cho nhân viên rất tốt” và “Chế độ công tác cho nhân viên đi tham quan du lịch,
nghỉ mát rất tốt” được nhân viên đều đồng ý với giá trị trung bình lần lượt là 4.1 và 4.11
“Các khoản phúc lợi, phụ cấp, trợ cấp là hữu ích” có giá trịtrung bình là 3.6, với 60.4% chọn mức đồng ý, 39.1% chọn mức bình thường và còn bộ phận nhỏ0.6% LĐ chọn không đồng ý cho thấy hầu hết các nhân viên đều đồng ý với các khoản phúc lợi, phụcấp, trợ cấp mà khách sạn trả cho người LĐ là một khoản thu nhập có lợi, giúp
cải thiện một phần đời sống của bản thân họ, nhưng vẫn còn một số ít nhân viên cảm thấy mức phụcấp này vẫn chua thõa mãn và hữu ích.
Yếu tố có giá trị trung bình thấp nhất thuộc về “Khách sạn tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho anh/chị.” là 3.24: có điến 16% nhân viên không đồng ý,43.8% LĐ chọn bình và 40.2% LĐ chọn đồng ý. Khách sạn hằng năm đều tổ chức khám định kì cho NLĐ nhưng chỉ đưa kinh phí mà vẫn chưa bắt buộc và tổ chức một cách khoa học cho NLĐ tham gia khám sức khỏe. Điều này làm cho NLĐ vẫn chưa quan tâm đến chính sách này.
Về yếu tố “Khách sạn luôn thực hiện đầy đủ các chính sách về bảo hiểm” có mức đánh giá trung bình là 3.81 cho thấy nhân viên đều đồng ý với điều này, vì đây là yếu tố thuộc về quy định của pháp luật và khách sạn đang thực hiện khá tốt.
Kết quả chung là hầu như nhân viên của khách sạn tương đối hài lòng với các chính sách trợ cấp, phụ cấp và phúc lợi của công ty. Từ đây khách sạn cần duy trì những chính sách này, đồng thời khắc phục thêm vấn đềphụcấp sao cho phù hợp với những nhân viên mới vào làm việc còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.3.So sánh đánh giá của các nhóm lao động về chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn Hương Giang Huế
Trong thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảosát. Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum–Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
2.3.3.1.Vềtiền lương
Bảng 2.16: Đánh giá của các nhóm yếu tố lao động vềtiền lương
Tiêu chí đánh giá
Nhóm yếu tố
Giới tính Độ tuổi Trìnhđộ Thâm niên Thu nhập
Nam Nữ Từ 18- 34 Từ 35- 55 Trên 55 Trên Đại học Đại học CĐ- TC Phổ thông Dưới 3 năm Từ 3- 10 năm Trên 10 năm Dưới 4 triệu Từ 4- 7 triệu Trên 7 triệu Anh/Chịbiết rõ chính sách tiền
lương của đơn vị 3.50 3.50 3.43 3.54 3.88 3.75 3.68 3.47 3.42 3.35 3.53 3.64 3.11 3.57 3.59
Mức lương tương xứng với sức
lao động của mình bỏ ra 3.95 3.92 3.93 3.85 4.13 4.00 4.09 3.87 3.87 3.84 3.99 3.92 3.59 4.00 3.98
Tiền lương đảm bảo được nhu
cầu đời sống của Anh/Chị và
gia đình
3.35 3.46 3.39 3.46 3.50 4.00 3.70 3.53 3.22 3.27 3.52 3.41 2.93 3.41 3.75
Tiền lương của Anh/Chị được
trả đầy đủ và đúng hạn 4.18 4.32 4.30 4.19 4.31 4.25 4.27 4.47 4.33 4.20 4.35 4.21 4.00 4.32 4.34
Tiền lương công bằng và hợp lý
giữa các nhân viên 4.27 4.38 4.36 4.27 4.38 4.25 4.27 4.47 4.33 4.27 4.41 4.28 4.07 4.40 4.36
Nguồn: kết quảxửlý SPSS
Thông qua giá trị trung bình của các nhóm yếu tố về lao động ta thấy:
Có sự chênh lệch trong mức đánh giá của yếu tố “Anh/Chị biết rõ chính sách tiền lương của đơn vị”có thâm niên và thu nhập khách nhau. Thứ nhất những LĐ có thời gian làm việc dưới 3 năm có mức đánh giá là 3.35 tương đương việc lựa chọn mức không có ý kiến/bình thường bởi lẽ họ chỉ biết sơ qua về chính sách tiền lương khi mới vào làm việc, còn những LĐ làm việc từ 3 - 10 năm và trên 10 năm có mức đánh giá trung bình lần lượt là 3.53 và 3.64 thể hiện trung bìnhhai nhóm này đều chọn mức đồng ý. Thứ hai những LĐ có thu nhập dưới 4 triệu có mức đánh giá trung bình là 3.11 thể hiện nhóm yếu tố này có xu hướng chọn mức không ý kiến/bình thường, còn những LĐ có thu nhập từ 4-7 triệu và trên 7 triệu có mức đánh giá lần lượt là 3.57 và 3.59 điều đó đồng nghĩa với việc số nhân viên thuộc 2 nhóm này đều chọn mức đồng ý Có sự chênh lệch trong mức đánh giá của yếu tố “Tiền lương đảm bảo được
nhu cầu đời sống của Anh/Chị và gia đình”:
Thứ nhất là những nhân viên có trình độ khác nhau: nếu như những nhân viên có trình độ phổ thông có mức đánh giá trung bình là 3.22 đa số chọn mức trung bình thì những nhân viên có trình độ Cao đẳng – Trung cấp, Đại học, và trên đại học có mức đánh giá trung bình lần lượt là 3.6; 3.71; 3.8 đều chọn mức đồng ý và rất đồng ý.