Phân tích phương sai ANOVA

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học công nghiệp TPHCM (Trang 58 - 61)

Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 38.928 7 5.561 41.060 0 Phần dư 41.444 306 0.135 Tổng 80.372 313 a. Biến độc lập: ( Hằng số), GDKN, HDNK, CCQ, KTCD, NV, TCCD, DDTC b. Biến phụ thuộc: YTKN

(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.18), cho thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig. = 0,000 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%.

49

Hình 4. 7. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu)

Quan sát biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Hình 4.7) cho thấy phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn Mean = 1,45E-16 (giá trị trung bình gần bằng 0) và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,989 (độ lệch chuẩn gần bằng 1). Do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị sai phạm.

Hình 4. 8. Biểu đồ tần số P – P

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu)

Biểu đổ tần số P-P (Hình 4.8) cũng cho thấy các điểm của phần dư phân tán không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chéo (đường thẳng kỳ vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thỏa mãn.

50

4.4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là 2,138 (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

4.4.2.4. Kiểm định độc lập giữa các phần dư

Hình 4. 9. Đồ thị phân tán

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu)

Quan sát đồ thị phân tán (Hình 4.9) ta thấy có sự phân tán đều. Như vậy, giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm.

Ngoài ra, kiểm định Durbin – Watson (d) cho thấy kết quả d = 1,889 (1,781<d<2,219) nên ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau hay không có tương quan giữa các phần dư.

51

Qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tổng thể.

4.4.2.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.19) cho thấy 03 biến độc lập GDKN, DDTC, NV có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc YDKN vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05). So sánh mức độ tác động của 03 biến này vào biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (YDKN) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến Nguồn vốn (NV) có tác động mạnh nhất (β5 = 0,260), tiếp theo là biến Giáo dục khởi nghiệp (GDKN) (β1 = 0,247), tiếp đến là biến Đặc điểm tính cách (DDTC) (β7 = 0,243). Như vậy các giả thuyết H1, H5, H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học công nghiệp TPHCM (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)