Chúng ta định nghĩa một phép biến đổi cấu trúc khai báo lớp ρ từ cdecls2 đến cdecls1 như sau:
C.o’ = C.o∧
true ⊢ C1.a’ = C2.o3.a3 + C2.o4.a4∧ C.b’ = C2.o5.a5
Chúng ta nói rằng ρ là phép biến đổi nhiều một nếu với mỗi đối tượng o1: dưới cdecls1 chỉ có một o2: C dưới cdecls2 với ρ(α2, α1).
Định lý 3 trong [15] chứng tỏ rằng nếu có phép biến đổi cấu trúc lớp (nhiều- một) true ⊢ ρ (Ω2, Ω’1) từ cdecls2 thành cdecls1 thì cdecls2 là khai báo lớp làm mịn
của cdecls1.
II.2. Một tiến trình phát triển đặc tả hệ thống hướng đối tượng
II.2.1. Tổng quát
Nhìn lại tiến trình RUP ta thấy, RUP đã sử dụng một số mô hình khác nhau của UML để phát triển phần mềm hướng đối tướng. Đó là mô hình nghiệp vụ hệ thống với
biểu đồ ca sử dụng, mô hình phân tích với biểu đồ lớp khái niệm, mô hình thiết kế
logic với các biểu đồ công tác và biểu đồ trạng thái, và mô hình thiết kế với biểu đồ
lớp thiết kế. Việc sử dụng nhiều khung nhìn cho viêc mô hình hoá hệ thống đã làm trực quan hóa quá trình phát triển và có thể quản lý chúng theo những cách riêng. Tuy nhiên, việc dùng nhiều mô hình để phát triển hệ thống phải đối mặt với các khó khăn về sự khác nhau của nhiều khung nhìn ở những thời điểm khác nhau của tiến trình phát triển. Đặc biệt, tính nhất quán giữa các mô hình cùng loại trong một pha và giữa các loại mô hình khác nhau của các pha khác nhau không có gì đảm bảo chắc chắn. Một số vấn đề dưới đây đã được các nghiên cứu [7], [10], [23] đề xuất giải pháp:
1) Đảm bảo tính nhất quán ngang của các mô hình con khác nhau trong các pha khác nhau.
2) Đảm bảo tính nhất quán dọc của mô hình qua các bước làm mịn của một pha.
3) Đảm bảo tính lần vết được của mô hình giữa hai pha: từ pha này sang pha sau và ngược lại. Nhờ tính chất này mà nhà phân tích, thiết kế có thể luôn kiểm tra và
đối sánh chúng theo cả chiều xuôi và chiều ngược để đảm bảo sự nhất quán giữa chúng.
4) Đảm bảo tính tích hợp được của các mô hình. Sự tích hợp này cho phép
đánh giá sự nhất quán và đồng bộ toàn hệ thống ở mỗi bước trước khi sang bước sau...
Những giải pháp trên đây hoặc mới giải quyết sự đồng bộ và nhất quán trên một khung nhìn (hai giải pháp đầu) hoặc tạo ra cơ chế cho phép kiểm soát sự đồng bộ và nhất quát, tức là mới nhằm hạn chế được sự thiếu nhất quán và đồng bộ của hệ thống. Nhận xét về RUP ta thấy RUP bắt đầu với khung nhìn nghiệp vụ có chứa mô hình lớp khái niệm và khi kết thúc tiến trình trước khi chuyển sang mã nguồn, chúng ta lại thu được biểu đồ lớp thiết kế của hệ thống phần mềm. Nếu ta chỉ sử dụng một khung nhìn duy nhất được biểu diễn bằng các biểu đồ lớp, ta sẽ khắc phục được tính đa khung nhìn của RUP. Để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại ở trên, tiến trình phát triển mới [1] chỉ dựa trên một khung nhìn (mô hình) duy nhất được biểu diễn bằng các biểu đồ lớp để phát triển hệ thống từ hệ khởi thảo cho đến hệ thống kết quả cuối cùng (hình 7).