So sánh một số giải pháp mạng ngang hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai công nghệ tác tử di động trên cơ sở hạ tầng mạng ngang hàng JXTA luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 40 - 42)

Phần này trình bày việc đánh giá so sánh các giải pháp ngang hàng hiện nay như Napster, Gnutella và các ứng dụng không phải mạng ngang hàng như kiến trúc client/server.

2.3.1 Napster

Mạng ngang hàng dạng lai ghép của Napster bao gồm một máy chủ tập trung để thực hiện chức năng tìm kiếm có thể được mô hình hóa như một điểm nút môi giới và các điểm nút đơn giản và giao vận sử dụng ở đây là TCP. Điểm nút môi giới cung cấp cho các điểm nút đơn giản khả năng tìm kiếm một thông cáo về tệp MP3 gồm: tên tệp, địa chỉ IP, và thông tin cổng. Điểm nút đơn giản dùng thông tin này để kết nối trực tiếp và download tệp từ điểm nút nguồn.

Napster không cung cấp giải pháp toàn diện cho việc đi qua tường lửa và nó chỉ có thể đi qua một tường lửa. Mỗi điểm nút hoạt động như một bộ định tuyến đơn giản, có thể gửi thông tin tới điểm nút nằm trong tường lửa khi có yêu cầu qua HTTP. Napster cũng không cung cấp khả năng định tuyến, nghĩa là điểm nút đơn giản trên mạng không thể hoạt động như một bộ định tuyến để giúp cho các điểm nút khác thực hiện vượt qua hai tường lửa.

2.3.2 Gnutella

Trong mạng Gnutella, mỗi điểm nút hoạt động như một điểm nút đơn giản, điểm nút môi giới và điểm nút định tuyến, sử dụng TCP để truyền thông báo và HTTP để truyền tệp. Tìm kiếm trên mạng được lan truyền thông qua một điểm nút và tất cả các điểm nút lân cận của nó. Thông cáo trên Gnutella gồm một địa chỉ IP, một số hiệu cổng, một chỉ số định danh tệp trên điểm nút đăng cai, và chi tiết về tệp như tên và kích thước. Điểm nút Gnutella không cung cấp khả năng đầy đủ của một điểm nút định tuyến, dẫn tới các điểm nút Gnutella chỉ có thể đi qua một tường lửa.

2.3.3 Client/ Server

Kiến trúc mạng truyền thống kiểu Client/Server có thể chuyển qua xem như mạng ngang hàng. Client đóng vai trò là điểm nút đơn giản, Server đóng vai trò là điểm nút môi giới với khả năng cung cấp nhiều loại thông cáo tùy theo từng loại ứng dụng. Kiến trúc này không cung cấp khả năng đi qua tường lửa/ NAT và giao vận mạng được sử dụng đa dạng tùy theo ứng dụng.

Chương 3 CƠ S H TNG JXTA

JXTA viết tắt của Project Juxtapose, là một cơ sở hạ tầng mạng ngang hàng dựa trên mã nguồn mở.

JXTA gồm một tập đặc tả 6 các giao thức cho phép các thiết bị nối mạng tương tác và khai thác tài nguyên của nhau theo phương thức ngang hàng:

- Giao thức phân giải điểm (Peer Resolver Protocol) - Giao thức phát hiện điểm (Peer Discovery Protocol) - Giao thức thông tin điểm (Peer Information Protocol) - Giao thức ấn định đường truyền (Pipe Bind Protocol)

- Giao thức định tuyến điểm cuối (Endpoint Routing Protocol) - Giao thức môi giới (Rendezvous Protocol)

JXTA thể hiện một ứng dụng P2P điển hình gồm 3 tầng: tầng lõi, tầng dịch vụ và tầng ứng dụng (xem Hình 3-1 [34])

Hình 3-1 Kiến trúc phân lớp của JXTA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai công nghệ tác tử di động trên cơ sở hạ tầng mạng ngang hàng JXTA luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)