2.1 Bài toán Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Nhóm dân sinh:
Với những mặt hàng thiết yếu của đời sống dân sinh như gạo tẻ thường, gạo tẻ ngon, gạo nếp,…được thu thập theo từng ngày một trên địa bàn Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 3/1/2008 và kết thúc là ngày 31/3/2010. Với số liệu của bài toán đặt ra cần phải quan tâm theo tuần (120 tuần), do vậy sau khi có số liệu giá cả các mặt hàng dân sinh theo ngày sẽ được tình giá trung bình của tuần, từ đó có số liệu theo tuần. Số liệu cụ thể được thể hiện trong phụ lục 1.
2.2.1.1 Nhóm lương thực
Đây là nhóm mặt hàng quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế của nước ta. Bây giờ chúng ta sẽ đi phân tích số liệu cụ thể của các loại mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng lương thực này.
Qua số liệu cho thấy, với nhóm gạo, ngô,… đại diện cho nhóm lương thực cụ thể là gạo tẻ thường, gạo tẻ ngon trong khoảng 10 tuần đầu tiên của năm 2008 (từ tuần 1 đến tuần 11) gần như không có sự biến động về giá, tuy nhiên khoảng 40 tuần tiếp theo ( từ tuần 12 đến tuần 52) giá của các mặt hàng này liên tục có sự thay đổi theo chiều hướng tăng giá, nhưng vẫn ở mức độ tăng chậm chỉ từ 7.500đ/Kg tăng lên 8.500đ/Kg với gạo tẻ thường, từ 11.500đ/Kg đến 11.500 đ/Kg với gạo tẻ ngon.
Bắt đầu từ năm 2009 (tuần 53 với khoảng thời gian thực hiện thu thập số liệu), giá của những mặt hàng lương thực có sự biến động với biên độ tăng cao, cụ thể từ 8.500 đ/Kg tăng lên 11.000đ/Kg với gạo tẻ thường. Tuy nhiên mức giá này chỉ cao ổn định trong khoản 24 tuần đầu của năm 2009 (từ tuần 53 đến tuần 76), sau đó bắt đầu giảm và đi vào ổn định ở mức giá 10.000đ/Kg đối với gạo tẻ thường và 12.500đ/Kg với gạo tẻ ngon.
Đến đầu năm 2010 (tuần 105 đến tuần 120), giá của các mặt hàng lương thực tăng mạnh từ 10.500 đ/Kg lên 13.000 đ/Kg với gạo tẻ thường và 12.500 đ/Kg lên 16.800 đ/Kg với gạo tẻ ngon. Và trong cả 15 tuần đầu của năm 2010 này thì mức giá này luôn cao “ổn định”. Quá trình tăng giá đều của nhóm mặt hàng gạo cũng gần như đại diện cho các mặt hàng lương thực: gạo, bột mì, ngô, mì ăn liền.
2.2.1.2 Nhóm mặt hàng liên quan tới thịt, trứng, cá
Với nhóm nhóm mặt hàng liên quan tới thịt, trứng thì sự biến động giá có đôi chút khác so với các mặt hàng lương thực, trong khi thịt lợn mông sấn trong năm 2008 dao động ở mức giá 63.000 đ/Kg tuy nhiên thịt bò loại 1 dao động từ 90.000 đ/Kg ở trong khoảng 10 tuần đầu lên tới 115.000 đ/Kg trong những tuần cuối năm 2008. Và đặc biệt bước sang năm 2009, thị lợn có sự giảm giá và ổn định ở mức giá 55.000 đ/Kg thì thị bò đã tăng giá một cách phi mã lên tới 130.000 đ/Kg rồi 140.000 đ/Kg vào những tuần cuối quý 1/2010. Sự biến động giá của nhóm mặt hàng thịt, trứng, tôm, cá,… cũng thể hiện không giống nhau như thịt lơn và thịt bò loại 1 mà đã phân tích ở trên.
2.2.1.3 Nhóm mặt hàng rau, củ, quả
Tiếp tục, chúng ta đi phân tích nhóm mặt hàng rau, củ, quả mà đại diện ở đây là bắp cải và rau muống. Trong khoảng 25 tuần đầu tiên của năm 2008, thì 2 loại rau này có sự biến đổi giảm từ 6.000 đ/Kg xuống còn 4.500 đ/Kg đối với rau bắp cải và từ 4.000 đ/mớ xuống còn 3.500 đ/mớ với rau muống, sau đó ổn định ở mức 5.000 đ/Kg với rau bắp cải và 3.500 đ/mớ với rau muống. Tuy nhiên trong 3 tuần từ tuần 44 đến tuần 46 (khoảng tháng 10 đến tháng 11 năm 2008) thì các mặt hàng rau, củ, quả có sự tăng đột
biến. Cụ thể: rau bắp cải từ 5.000 đ/Kg lên đến 15.000 đ/Kg có tuần lên đến 18.000 đ/Kg, rau muống tăng từ 3.500 đ/mớ lên đến 14.000 đ/mớ và có tuần lên đến 18.000 đ/mớ, điều này cũng dễ hiểu bởi tại thời điểm này Hà Nội gặp trận mưa lụt lịch sử nên đã đẩy giá cả của các mặt hàng rau củ quả lên cao trong mấy tuần này, các mặt hàng thực phẩm như bột ngọt, muối, đường vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên ngay sau đó các mặt hàng rau, củ quả đã được điều chỉnh giảm ở mức ổn định rau bắp cải 7.000 đ/Kg, rau muống 6.000 đ/Kg
Sang đến năm 2009, trong khoảng hơn 20 tuần đầu tiên của năm 2009 các mặt hàng rau, củ, quả có sự điều chỉnh giá theo chiều hướng giảm. Cụ thể rau bắp cải từ 7.000 đ/Kg xuống còn khoảng 4.000 đ/Kg, xoài từ khoảng 30.000 đ/Kg xuống còn 23.500 đ/Kg. Đến cuối năm 2009, trong khi các loại rau tăng giá thì các loại củ, quả giá ổn định, cụ thể: rau bắp cải tăng từ 4.000 đ/Kg lại tăng giá lên đến 7.000 đ/Kg, còn xoài thì vẫn giữ giá ở mức 23.000 đ/Kg.
Sang đến quý 1/2010 tình hình giá của các mặt hàng rau, củ, quả bắt đầu có hiện tượng giảm giá và đi vào ổn định.
2.2.1.4 Nhóm mặt hàng đường, sữa, cafe
Tiếp đến chúng ta đi phân tích giá các mặt hàng liên quan tới đường, sữa, café.
Tại thời điểm năm 2008, trong khi café luôn ổn định ở mức giá 76.000 đ/Kg thì sữa loại 900g lại có giá tăng dần đều từ 118.000 đ/Kg trong những tuần đầu năm 2008 tăng lên 121.000 đ/Kg rồi tăng lên 127.000 đ/Kg vào những tuần cuối năm 2008. Khác với café và sữa thì đường trắng nội lại có sự thay đổi giá không ổn đinh, có những tuần tăng giá và có những tuần giảm giá, tựu chung lại quá trình thay đổi giá diễn ra chậm chỉ từ mức 10.500 đ/Kg tại thời điểm đầu năm lên mức 11.000 đ/Kg vào thời điểm cuối năm 2008
Sang đến năm 2009, giống như sự thay đổi giả của đường trắng nội năm 2008, trong năm 2009 sự thay đổi giá của café cũng có sự không ổn định, đầu năm tăng lên 85.000
đ/Kg sau đó lại giảm giá xuống 80.000 đ/Kg và vào giai đoạn cuối năm lại có sự thay đổi giá theo chiều hướng tăng dần và kết thúc ở mức 104.800 đ/Kg vào thời điểm tuần 104. Cũng như năm 2008, năm 2009 sữa loại 900g cũng lại tiếp tục có sự tăng giá đều đặn từ 127.000 đ/Kg lên đến 142.000 đ/Kg. Tương tự vậy đường trắng nội cũng có sự tăng đều từ 11.000 đ/Kg đến 19.600 đ/Kg vào cuối năm
Sang đến những tuần đầu năm 2010, các loại mặt hàng này đều có sự tăng giá đều đặn.
2.2.1.5 Nhóm mặt hàng rượu, bia, thuốc lá
Mặc dù đây được coi là nhóm mặt hàng xa sỉ, nhưng trên thị trường các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội thì số lượng của những mặt hàng này lại được tiêu thụ với số lượng rất lớn.
Và nhìn vào số liệu thu thập được qua phụ lục 1, chúng ta có thể thấy giá của các mặt hàng này thường rất ổn định trong từng năm đặc biệt là rượu vodka và thuốc lá. Thường tăng giá vào đầu mỗi năm và ít thấy có sự giảm giá, chỉ riêng bia tigger trong năm 2009 một số tuần có sự giảm giá.
2.2.1.6 Nhóm mặt hàng vải bông, vải tổng hợp
Đây cũng là nhóm mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của cả nước, các mặt hàng vải bông, vải tổng hợp có sự ổn định giá trong năm 2008. Cụ thể trong cả năm 2008 giá vải bông luôn là 48.000 đ/m, vải tổng hợp luôn là 30.000 đ/m. Tuy nhiên sang đến năm 2009 vải bông vẫn giữ được sự ổn định giá, mặc dù cũng có vài tuần thay đổi giảm nhưng hầu hết các tuần trong năm 2009 giá cũng vẫn ở mức 48.000 đ/m, trong khi vải tổng hợp giảm giá từ 30.000 đ/m cuối năm 2008 xuống còn 20.000 đ/m vào thời điểm cuối năm 2009.
Sang đến quý 1 năm 2010 thì tình hình lại ngược lại, trong khi vải tổng hợp tăng giá lên 22.000 đ/m thì vải bông lại giảm giá xuống còn 45.000 đ/m
2.2.1.7 Nhóm mặt hàng liên quan tới vật liệu xây dựng
Đó là các mặt hàng như xi măng, gạch, sắt, thép,…Trong thời kỳ từ năm 2008 đến hết quý 1 năm 2010, các loại mặt hàng này có sự thay đổi giá không ổn định và không giống nhau.
Cụ thể trong năm 2008, trong khi gạch và thép có sự tăng giá đều đặn thì xi măng chỉ tăng giá từ tuần 9 đến tuần 44 còn lại là ổn định giá. Sang đến năm 2009 thì cả 3 loại mặt hàng xi măng, gạch, thép đều có sự thay đổi giá không ổn định có những tuần tăng giá, có những tuần giảm giá.
Đến quý 1 năm 2010 thì ba mặt hàng này bắt đầu đồng loạt tăng giá đều đặn.
2.2.1.8 Nhóm mặt hàng điện, nước, gas
Đây là nhóm các mặt hàng cơ bản và khá nhạy cảm, vì trên thực tế khi giá của các mặt hàng này thay đổi sẽ dẫn tới hàng loạt các mặt hàng khác thay đổi. Trong chương sau chúng ta sẽ kiểm nghiệm thực tế này trên số liệu thực tế và luật kết hợp.
Năm 2008, trong khi nước tăng giá đều từ 3.316 đ/m3 lên 3.400 đ/m3 thì giá gas lại theo chiều ngược lại giảm giá từ 250.000 đ/bình xuống còn 185.000 đ/bình. Khác với hai loại mặt hằng trên, điện thì có sự giảm giá trong 30 tuần đầu năm 2008 từ 1.135 đ/Kwh xuống còn 1.085 đ/Kwh, và sau đó lại tăng dần trong hơn 20 tuần cuối năm 2008 lên tới 1.145 đ/Kwh.
Sang năm 2009, nước và gas tăng với biên độ khá lớn, cụ thể nước tăng từ 3.420 đ/m3 lên tới 7.500 đ/m3, gas tăng từ 177.500 đ/bình lên tới 288.000 đ/bình. Trong khi đó điện tăng trong những tuần đầu năm và lại giảm trong những tuần cuối năm.
Đến quý 1 năm 2010, nước và điện thì giảm mạnh, cụ thể điện giảm xuống còn 600 đ/Kwh trong khi nước giảm xuống còn 4.000 đ/m3. Ngược lại thì gas tăng giá mạnh lên tới 300.000 đ/bình.
2.2.1.9 Nhóm mặt hàng đồ điện dân dụng
Tiếp theo chúng ta sẽ xem sét giá của một số mặt hàng đồ điện dân dụng như máy điều hòa, tủ lanh, đèn điện,…Năm 2008, trong 44 tuần đầu giá đèn điện luôn ở giá 10.500 đ/bóng và 7 tuần cuối năm thì tăng lên 11.000 đ/bóng. Còn máy giặt thì tăng từ 2.817.000 đ/cái lên 2.913.000 đ/cái sau đó lại giảm về 2.813.000 đ/cái. Trong khi đó tủ lạnh 39 tuần đầu ổn định ở mức giá 2.260.000 đ/cái sau đó giảm xuống còn 2.133.000 đ/cái và cuối năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 2.033.000 đ/cái.
Và từ năm 2009 cho đến tiếp tục quý 1/2010 cả 3 thiết bị này đều tăng giá, cụ thể đèn tăng giá lên 13.800 đ/bóng, máy giặt tăng lên 4.850.000 đ/cái, tủ lạnh tăng lên 4.580.000 đ/cái.
2.2.1.10Nhóm mặt hàng đồ nội thất
Bao gồm một số mặt hàng như đồng hồ, giường, tủ gỗ,… Trong 9 tuần đầu của năm 2008, giá đồng hồ là 45.000 đ/cái, 41 tuần còn lại của năm 2008 giá là 50.000 đ/cái. Đối với tủ gỗ trong 26 tuần đầu giá là 1.917.000 đ/cái, sau đó tăng nhẹ lên mức 2.000.000 đ/cái cho đến cuối năm 2008. Với đồng hồ và tủ gỗ trong năm 2008 chỉ có một lần tăng giá, tuy nhiên với mặt hàng giường ngủ thì có tới 3 lần tăng giá từ 2.135.000 lên 2.300.000, sau đó tăng lên 2.400.000 và cuối năm 2008 tăng lên 2.500.000 đ/cái. Trong năm 2008 cả 3 mặt hàng này đều không có sự giảm giá.
Sang năm 2009 đến hết quý 1 năm 2010, đà tăng giá lại tiếp tục cho cả 3 mặt hàng. Cụ thể cuối quý 1/2010 tủ gỗ giá 3.100.000 đ/cái, giường là 2.400.000 đ/cái và đồng hồ là 119.000 đ/cái cho đến tiếp tục quý 1/2010 cả 3 thiết bị này đều tăng giá, cụ thể đèn tăng giá lên 13.800 đ/bóng, máy giặt tăng lên 4.850.000 đ/cái, tủ lạnh tăng lên 4.580.000 đ/cái.
2.2.1.11Nhóm mặt hàng thuốc tây
Trong quá trình thu thập giá của các loại thuốc tây thì thấy thuốc tây cũng là một trong những nhóm mặt hàng nhạy cảm và khó kiểm soát giá, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2008 đến nay giá các loại thuốc tây biến động hết sức phức tạp, không theo nguyên tắc cụ thể nào.
Giá của một số loại thuốc tay phổ biến đã được thu thập như sau: thuốc ampi đầu năm 2008 là 8.300 đ/vỉ sau đó tăng lên 8.500 đ/vỉ sang đầu năm 2009 tiếp tục giữ ổn định ở mức 8.500 đ/vỉ sau đó từ tuần 77 có sự giảm giá xuống còn 7.500 đ/vỉ, sau đó giảm tiếp xuống 7.000 đ/vỉ, sang quý 1/2010 tiếp tục giảm xuống còn 6.000 đ/vỉ
Thuốc vitamin B3 và paracitamol cũng biến động tương tự như thuốc ampi, ban đầu ổn định ở mức 1.800 đ/vỉ với Vitamin B3 và 1.700 đ/vỉ với thuốc paracitamol , sau đó vitamin tăng liên tục với mức giá 2.300 đ/vỉ và 2.500 đ/vỉ trong khi thuốc paracitamol thì vẫn ổn định với mức giá 1.700 đ/vỉ.
Bắt đầu từ giữa năm 2009 cả hai loại thuốc này bắt đầu giảm giá, trong khi vitamin giảm giá về mức 2.000 đ/vỉ, còn paracitamol giảm giá về mức 1.500 đ/vỉ.
2.2.1.12Nhóm mặt hàng vàng, đô la Mỹ
Ở Việt Nam, Vàng và Đô la mỹ luôn được coi là thước đo cho thay đổi của giá cả. Khi giá cả của các mặt hàng thay đổi thường dẫn đến giá vàng và đô la thay đổi và người lại. Cũng bởi lý do này giá vàng, đô la mỹ thay đổi hàng tuần theo số liệu thu thập. Trên thực tế giá của hai loại mặt hàng đặc biệt này thay đổi theo ngày, có thể là giờ. Theo số liệu thu thập được thì giá đô la trong nước trong 12 tuần đầu năm 2008 thì có sự giảm giá, tuy nhiên sau đó có xu hướng tăng đều từ tuần 13 cho đến tuần cuối cùng (tuần 120), giá đô la Mỹ ở tuần cuối cùng là 19.100 đ/USD.
2.647.000 đ/chỉ, khoảng cách tăng là khá lớn bởi giá vàng đầu năm 2008 chỉ ở mức 1.626.000 đ/chỉ.
Qua quá trình phân tích giá của các mặt hàng dân sinh, chúng ta đã hình được phần nào tình hình giá của các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, kinh tế, xã hỗi. Tuy nhiên trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế ngoài các mặt hàng dân sinh, còn có một số nhóm mặt hàng cũng quan trọng không kém đó là các mặt hàng nhập khấu, xuất khẩu và giá một số mặt hàng trên thế giới. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì các nhóm mặt hàng này càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến tình hình biến động giá của Việt Nam. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét giá của một số mặt hàng cơ bản thuộc nhóm này mà tôi đã thu thập được trong quá trình thực hiện luận văn.