Nhóm xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Luật kết hợp âm dương và ứng dụng trong công tác bình ổn giá (Trang 37 - 38)

2.2.3.1 Nhóm dầu thô, than

Trong 120 tuần được khảo sát và thu thập số liệu, các mặt hàng xuất khẩu dầu thô, than cục 3A thì thấy hầu hết các tuần tăng giá khoảng 70 tuần tăng giá, trong khi đó chỉ có khoảng 20 tuần giảm giá còn lại là giá không thay đổi.

2.2.3.2 Nhóm gạo

Đây là loại mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, là nguồn thu lớn của người dân. Bởi vậy, việc biến động giá xuất khẩu cũng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân.

Thu thập số liệu trong hơn 2 năm từ 2008 đến quý 1 năm 2010, thì thấy cả gạo tẻ 5% và gạo tẻ 25% đều chỉ có 40 tuần tăng giá, trong khi cũng có tới khoảng 40 tuần giảm giá. Kết thúc quý 1/2010 giá hai loại gạo này cũng không biến động nhiều so với giá đầu năm 2008, cụ thể gạo tẻ 5% giảm từ 420$/tấn xuống còn 403$/tấn, gạo tẻ 25% thì tăng từ 330$/tấn lên 383$/tấn.

2.2.3.3 Nhóm café, cao su

Trong các nước xuất khẩu café thì Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu café lớn nhất trên thế giới, và ở Việt Nam café là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn. Bởi vậy sự thay đổi giá xuất khẩu café cũng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế kinh dân.

Kết quả thu thập được trong quá trình xuất khẩu café cho thấy có tới 53 tuần tăng giá, nhưng cũng có tớ 48 tuần giảm giá và 18 tuần giá café xuất khẩu không thay đổi.

2.2.3.4 Nhóm thủy sản

Trong 2 năm trở lại đây, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục tăng, càng có ý nghĩa hơn khi có đến 57/120 tuần loại tôm thẻ tăng giá. Cụ thể giá của những tuần cuối cùng tăng liên tục từ 6$/Kg lên đến 10$/Kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Luật kết hợp âm dương và ứng dụng trong công tác bình ổn giá (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)