Khía cạnh hiện nay: Kỹ nghệ tiến trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình trưởng thành khả năng, mô hình trưởng thành tái sử dụng và áp dụng thực tiễn trong hoạt động sản xuất phần mềm tại công ty CT-IN (Trang 30 - 32)

Hiện nay, các bài toán về kỹ nghệ phần mềm, được biết đến như “Khủng hoảng phần mềm”, đang giải quyết tập trung vào các tiến trình. Thông qua một tập các thủ tục, kỹ thuật và các công cụ, những bài toán này đã đuợc giải quyết nhưng kết quả không như mong muốn. Mặt khác, mức độ hiện tại của các môi trường làm việc, của công nghệ của các công cụ phát triển phần mềm và của việc sử dụng phần cứng có độ phức tạp cao đòi hỏi việc tổ chức các tiến trình phần mềm trong kỹ nghệ hệ thống.

Một tiến trình được định nghĩa là “một phương tiện trong đó con người, các thủ tục, các phương pháp, thiết bị và công cụ được tích hợp lại để tạo ra một kết quả mong muốn”.

Tổ chức ISO gần đây đã đưa ra chuẩn “Tiến trình vòng đời phần mềm”, trong đó tất cả các tiến trình tham gia vào trong vòng đời phần mềm được định nghĩa. Trong cùng một khía cạnh đó, ISO cũng đưa ra một bản phác thảo cho chuẩn khác, “Đánh giá tiến trình phần mềm” là cơ sở để đánh giá các tiến trình phần mềm. Mục đích của chuẩn này là để khuyến khích văn hóa cải tiến không ngừng thông qua kỹ nghệ tiến trình để phù hợp với yêu cầu kinh doanh của tổ chức.

Một mặt khác, SEI cũng phát triển mô hình CMM, cũng là một mô hình khác tập trung vào kỹ nghệ tiến trình. Thông qua mô hình này chúng ta có thể xác định được mức trưởng thành của một tổ chức. Đó là chất lượng, năng suất, và rủi ro trong một tổ chức nắm giữ sự thành công của các dự án máy tính.

Cộng đồng Châu Âu (EC) đã tiến một bước dài, thông qua các dự án ESPRIT, ACTS, v.v…nhằm đạt được sự tăng năng suất thông qua việc tái sử dụng các thành phần phần mềm như EUROWARE, REBOOT, RECYCLE, SCALE, ROBUST,…

Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào của Châu Âu (ngoại trừ REBOOT), hoặc các công việc của tổ chức quốc tế ISO trong kỹ nghệ tiến trình, hoặc như mô hình được sử dụng rộng rãi CMM của SEI, coi tái sử dụng như một tiến trình.

Chúng ta ủng hộ cách tiếp cận theo hướng tái sử dụng tiến trình và trong trường hợp này, các tác giả khác đã đề nghị các mô hình khác nhau để cấu trúc nên sự rộng rãi của bao

gồm tái sử dụng được cung cấp bởi tổ chức. Đặc biệt có giá trị là các đề nghị của các tác giả Koltun và Hudson, được đưa ra ở Hội nghị nâng cao năng suất phần mềm và được sử dụng trong một dự án UE gọi là REBOOT (Reuse Based on Object Oriented Techniques).

Mặc dù tất cả các mô hình đều chung chung, mô hình chính xác nhất, theo cách hiểu là có thể quyết định được các hành động cần phải thực hiện, là mô hình của Koltun và Hudson. Trong mô hình này, 5 mức trưởng thành được định nghĩa để tái sử dụng:

1. Khởi đầu lộn xộn (Initial Chaotic) 2. Được giám sát (Monitored) 3. Được điều phối (Coordinated) 4. Được lên kế hoạch (Planned) 5. Sâu sắc (Ingrained)

Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá các mức trưởng thành trong một tổ chức là: Động lực thúc đẩy, Kế hoạch tái sử dụng, Sự rộng rãi tái sử dụng, Trách nhiệm tạo cho việc tái sử dụng xảy ra, Tiến trình trong đó tái sử dụng được phân cấp, Kiểm kê tái sử dụng, hoạt động phân lớp, hỗ trợ kỹ thuật, các ma trận đánh giá và các vấn đề về pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình trưởng thành khả năng, mô hình trưởng thành tái sử dụng và áp dụng thực tiễn trong hoạt động sản xuất phần mềm tại công ty CT-IN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)