Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các mô hình lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ hỗ trợ đa người dùng trong tính toán đám mây (Trang 45 - 50)

2. Bố cục luận văn

3.4 Đánh giá kết quả

3.4.1 Kết quả thực nghiệm trong môi trƣờng 1

3.4.1.1 So sánh khi không tạo chỉ mục

Với hai câu lệnh Insert 1 và Update 1

0 0.0005 0.001 0.0015 0.002 0.0025 0.003 ins 1 Upd 1 Bảng đoạn Bảng phổquát

Hình 3. 6. Biểu đồ so sánh hai phƣơng ánh xạ dùng bảng phổ quát và bảng đoạn Hình 3.6 (a) chỉ ra kết quả của việc thực hiện trong môi trƣờng kiểm tra trên Mysql Hình 3.6 (a) chỉ ra kết quả của việc thực hiện trong môi trƣờng kiểm tra trên Mysql server của hai phƣơng pháp ánh xạ dùng bảng phổ quát hay bảng đoạn. Trục dọc chỉ ra thời gian thực thi các yêu cầu của ngƣời dùng, trục ngang chỉ ra các yêu cầu của ngƣời dùng.

So với phƣơng pháp ánh xạ dùng bảng đoạn, phƣơng pháp dùng bảng phổ quát thời gian thực thi truy vấn nhanh hơn khá nhiều. Nguyên nhân nằm ở chỗ câu lệnh sử dụng trong bảng phổ quát đơn giản hơn rất nhiều so với phƣơng pháp bảng đoạn với cùng một mục đích lấy ra toàn bộ một bản ghi của một hàng – row mà nó thuộc về. Trong khi phƣơng pháp dùng bảng đoạn thì cần phải sử dụng các câu truy vấn lồng nhau hoặc cũng có thể sử dụng lệnh join. Đối với câu lệnh UPDATE với mục đích cập nhật một bản ghi sử dụng kĩ thuật bảng phổ quát thì việc cập nhật chỉ cần thực hiện trên 1 bản ghi trong cơ sở dữ liệu, trong khi đó với kĩ thuật dùng bảng đoạn để có thể cập nhật 1 bản ghi với cùng ý nghĩa là phải cập nhật nhiều hơn một bản ghi trong cơ sở dữ liệu. Tƣơng tự với câu lệnh INSERT.

0 1 2 3 4 5 6 7 8

ins 500 Sel 1 Sel 500 Upd 500

Bảng đoạn Bảng phổquát

Thời gian đáp trả [giây]

3.4.1.2 So sánh ba kĩ thuật ánh xạ khi bảng đoạn và bảng trục có sử dụng chỉ mục

Nhƣ đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết ƣu điểm của phƣơng pháp ánh xạ dùng bảng đoạn và bảng trục đó là có hỗ trợ chỉ mục. Cùng với kịch bản trên khi hỗ trợ thêm chỉ mục thì kết quả đạt đƣợc nhƣ sau.

Hình 3. 7. Biểu đồ so sánh cùng với việc hỗ trợ chỉ mục

Với kết quả đạt đƣợc cho thấy nếu xây dựng cơ sở dữ liệu theo kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng đoạn cộng thêm những ƣu điểm trong việc hỗ trợ chỉ mục rất phù hợp với ứng dụng sử dụng nhiều phép chọn. So với kĩ thuật dùng bảng phổ quát, kết quả thu đƣợc cho thấy kĩ thuật dùng bảng đoạn và bảng trục có thời gian đáp trả nhanh hơn. Đặc biệt trong hình 3.7 cho thấy thời gian thƣ̣c thi phép chọn của kĩ thu ật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng phổ quát gấp khoảng 6 lần so với kĩ thuật dùng bảng trục và gấp khoảng 11 lần so với kĩ thu ật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng đoạn . So với kĩ thu ật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng trục , kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng đoạn có thời gian thƣ̣c thi nhanh hơn bảng 0.6 lần.

3.4.2 Kết quả thực nghiệm trong môi trƣờng 2

Trong kịch bản lần này có sự cải tiến thêm về chỉ mục tạo thêm một chỉ mục trong bảng t_item của kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng đoạn. Trong môi trƣờng 2 có ảnh hƣởng bởi yếu tố đƣờng truyền mạng. Kết quả đo đƣợc nhƣ sau.

INSERT và UPDATE 1 INSERT và UPDATE 500 0 0.0005 0.001 0.0015 0.002 0.0025 0.003 0.0035 0.004 Ins 1 Upd 1 Bảng phổquát Bảng đoạn Bảng trục 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Ins 500 Upd 500 Bảng phổquát Bảng đoạn Bảng trục

Thời gian đáp trả [giây] Thời gian đáp trả [giây]

SELECT 1 và SELECT 500

Hình 3. 8. Biểu đồ so sánh trong môi trƣờng 2

Dựa vào hình 3.8 cho thấy đối với ba phƣơng pháp thì phép chọn – SELECT của kĩ thuật dùng bảng đoạn và bảng trục là có ƣu điểm hơn so với kĩ thuật dùng bảng phổ quát với cùng một mục đích muốn lấy ra 1 bản ghi hay 500 bản ghi. Đặc biệt đối với kĩ thuật ánh xạ dùng bảng phổ quát thời gian thực thi phép chọn lâu hơn rất nhiều , gấp khoảng 20 lần so với hai kĩ thuật còn lại.

Đối với phép INSERT khi thiết kế cơ sở dữ liệu theo kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng phổ quát thời gian thực thi sẽ tăng lên khi số lƣợng bản ghi tăng lên. Phép INSERT đối với kĩ thuật dùng bảng đoạn khi INSERT nhiều bản ghi sẽ có lợi về thời gian thực thi

Thời gian đáp trả [giây]

hơn kĩ thuật dùng bảng phổ quát. Đối với kĩ thuật dùng bảng trục, để thêm một bản ghi vào cơ sở dữ liệu đồng nghĩa phải đăng kí vào 2 bảng t_item_str và t_item_int.

Đối với phép UPDATE kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng đoạn là không có lợi về thời gian thực thi hơn cả. kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng trục có lợi hơn kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ dùng bảng phổ quát.

Với kĩ thuật ánh xạ lƣợc đồ sử dụng bảng phổ quát, hiện tại số lƣợng lớn nhất của các thuộc tính cần quản lý là khoảng 20 thuộc tình từ col1 đến col20 tuy nhiên con số này không dừng ở đó. Có thể, số lƣợng quản lý này tăng lên 200 thuộc tính khi đó hiệu suất thực thi của các truy vấn sẽ nhƣ thế nào? Trong luận văn cũng làm thực nghiệm để đo thêm hiệu suất của cơ sở dữ liệu trong trƣờng hợp này. Trong trƣờng hợp thêm 1 bản ghi vào cơ sở dữ liệu kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Hình 3. 9. Biểu đồ so sánh khi phƣơng pháp bảng phổ quát nhiều cột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các mô hình lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ hỗ trợ đa người dùng trong tính toán đám mây (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)