.1 Kết quả đánh giá phân tích văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích văn bản cho tổng hợp tiếng nói tiếng Việt. (Trang 76)

Thể loại Số câu phân tích Xử lí tên riêng Tách từ LTS Đúng Tỉ lệ (%) Đúng Tỉ lệ (%) Đúng Tỉ lệ (%) Khoa học-kỹ thuật 247 244 98,78 241 97,57 247 100 Văn học 313 310 99,04 301 96,17 310 100 Pháp luật 277 277 100 271 97,83 277 100 Kinh tế -Chính trị 426 425 99,77 410 96,24 421 98,82 Thể thao – Giải trí 357 354 99,16 343 96,08 349 97,76 Giáo dục 355 353 99,44 343 96,61 353 99,44 Test chung 445 441 99,10 431 96,85 436 97,98 Nhận xét:

- Phần tách từ được đánh giá theo số câu đúng nên tỉ lệ chính xác có giảm so với đánh giá trong chương 4. Nhìn chung tỉ lệ tách từ đúng là khá cao. Đây là một kết quả quan trọng nhất.

- Việc nhận dạng tên riêng là tốt với các tên tổ chức nhưng với tên người tên địa lí thường bị nhập nhằng ở đầu câu. Tỉ lệ nhận dạng đúng là cao, do số lượng tên riêng xuất hiện không nhiều.

- Phần LTS được đánh giá dựa trên nhận dạng đúng các con số, ngày tháng và chữ viết tắt... Các lỗi sai thường là do các từ viết tắt chưa được cập nhập vào trong từ điển . Tỉ lệ phần xử lí chữ số đúng là rất cao, kể cả trong các con số thể hiện tỉ số thi đấu thể thao và các con số trong các kí hiệu... Phần LTS không đưa ra cách phiên âm cho từ nước ngoài, nên trong khảo sát không đánh giá phần này. Các nhận dạng từ viết tắt chỉ dành cho các từ thuần Việt.

- Tỉ lệ chính xác đối với các thể loại phân bố khá đều nhau. Sự chênh lệch chỉ trong khoảng 1%..

5.3.2 Đánh giá tốc độ thực hiện

Để đánh giá về tốc độ thực hiện của các modul cũng như tốc độ chung của ứng dụng, khảo sát được thực hiện trên các loại văn bản khác nhau. Các phép thử được tiến hành 5 lần cho mỗi loại, sau đó lấy giá trị trung bình.

Vì cấu trúc chương trình, các modul chỉ được thực hiện khi có kết quả của modul trước, do vậy giá trị khảo sát được đo gián tiếp thông qua công thức

T(Mi)=T(M)-T(Mi-1) Trong đó :

T(Mi) : Thời gian thực hiện của modul thứ i T(M): Thời gian đến modul thứ i

T(Mi-1): Thời gian thực hiện đến modul thứ i-1

Khảo sát được thực hiện trên cấu hình tối thiểu (Pentum III 800MHz, 128MB RAM). Thời gian thực hiện modul tách từ bao gồm các việc thực hiện LTS (xử lí từ đơn : các con số, từ viết tắt...). Thời gian thực hiện toàn bộ ứng dụng cho một văn bản bao gồm cả thời gian thực hiện phần lưu trữ và hiển thị. Với các văn bản lớn thì khoảng thời gian này là khá lớn vì phải xử lí ghép các xâu có độ dài lớn.

Bảng 5.2 Kết quả tốc độ thực hiện

Thể loại Số câu Số âm

tiết Số từ

Thời gian thực hiện (ms) Tốc độ Tách đoan, câu Tiền xử lí Xử lí tên riêng Tách từ Toàn bộ Tách từ (ms/từ) Toàn bộ ms/âm tiết ms/từ Khoa học-kỹ thuật 247 3.152 2.287 15 48 38 247 406 0,108 0,129 0,178 Văn học 313 2.857 2.181 15 48 53 218 391 0,100 0,137 0,179 Pháp luật 277 3.243 2.099 16 48 53 227 391 0,108 0,121 0,186 Kinh tế -Chính trị 426 3.328 2.387 16 48 62 218 446 0,091 0,134 0,187 Thể thao – Giải trí 357 3.375 2.418 16 48 55 241 428 0,100 0,127 0,177 Giáo dục 355 3.094 2.109 16 48 47 212 387 0,100 0,125 0,183 Test chung 445 4.501 3.320 16 78 62 328 590 0,100 0,131 0,178

Nhận xét:

- Ta thấy rằng các chỉ số về tốc độ thực hiện chung của ứng dụng khá đồng đều trên các thể loại kể cả văn bản test chung: là 0,18ms/từ và tốc độ 0,13ms/âm tiết. Khi thực hiện với các văn bản lớn thì mất một số thời gian khá lớn vào việc lưu trữ xử lí, mặc dù tốc độ của riêng phần tách từ là khá nhỏ 0,1ms/từ.

- Tốc độ thực hiện chung phụ thuộc chủ yếu vào modul tách từ. (chiếm khoảng 60% tốc độ thực hiện chung). Hiện tại cấu trúc dữ liệu từ điển tìm kiếm trong khảo sát này chỉ là cấu trúc mảng và việc tìm kiếm sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân. Do thuật toán tách từ chủ yếu dựa trên tìm kiếm từ điển, nếu như có cấu trúc dữ liệu thích hợp và thuật toán tìm kiếm tốt thì sẽ giảm được đáng kể thời gian của ứng dụng.

Với tốc độ thực hiện như trên, ứng dụng thực hiện cho một văn bản trung bình khoảng 2.000 từ chỉ mất 360ms , tức là chưa đến ½ giây!

KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Các bài toán xử lí văn bản tiếng Việt luôn là các bài toán khó nhưng hay và hữu ích, đang được quan tâm và nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Trong luận văn này, đã trình bày về những vấn đề cơ bản, những khó khăn thách thức, triển vọng phát triển cũng như phạm vi ứng dụng rộng rãi của bài toán phân tích văn bản tiếng Việt.

Các kết quả đạt được của luận văn :

- Tìm hiểu những đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của tiếng Việt, từ đó đề xuất những phương pháp riêng, phù hợp hơn đối với một ứng dụng Phân tích văn bản tiếng Việt cho việc tổng hợp tiếng nói có chất lượng cao. Xây dựng mô hình và cài đặt thành công ứng dụng.

- Xây dựng được modul tách từ tiếng Việt là một thành phần quan trọng trong các bước đi đầu tiên của việc phân tích văn bản.

Hướng phát triển sắp tới của đề tài :

- Cải tiến các thuật toán đối sánh và cấu trúc dữ liệu để giảm thiểu thời gian sắp xếp, thời gian xử lí cũng như không gian lưu trữ.

- Nghiên cứu sâu về phân loại cường độ liên kết nhằm tìm ra sự phân loại hợp lí hơn.

- Cài đặt mô hình học máy trong việc cải thiện phân tích cho những câu có sự nhập nhằng đòi hỏi xử lí tri thức

- Cài đặt các module còn thiếu như : LTS cho các từ viết tắt cũng như các từ nước ngoài phiên âm theo tiếng Việt

- Tích hợp ứng dụng với phân tích ngôn điệu để tạo ra các hệ thống thật sự cho đầu vào xử lí tín hiệu số.

- Tham gia vào quá trình xây dựng các tài nguyên ngôn ngữ phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các ngành khác liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2004), Ngữ pháp tiếng Việt 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[2] Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [3]Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản Ngữ),

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Ngọc Phiến, (2005) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội

[5]Nguyễn Thị Minh Huyền, Vũ Xuân Lương, Lê Hồng Phương (2003), Sử dụng bộ gán nhãn từ loại xác suất QTAG cho văn bản tiếng Việt - Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT.rda 2003), Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà nội. [6] Đoàn Thiện Thuật(1999), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. [7] Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh(1997), Giáo trình tiếng Việt 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

[8] Chen, K. J., & Liu, S. H. (1992), Word identification for Mandarin Chinese sentences. Proceedings of the Fifteenth International Conference on Computational Linguistics, Nantes: COLING-92

[9] Dinh Dien, Hoang Kiem, Nguyen Van Toan, Vietnamese Word Segmentation, Proceedings of NLPRS’01 ,Tokyo, Japan, 11/2001.

[10] Dinh Dien , Pham Phu Hoi, Ngo Quoc Hung (2004), Some Lexical Issues in Building Electronic VietnameseDictionary

[11] Chih Hao Tsai, MMSEG: A Word Identification System for Mandarin Chinese Text Based on Two Variants of the Maximum Matching Algorithm, [On- line]. Available: http://technology.chtsai.org/wordlist/

[12] Jianfeng Gao, Mu Li, and Chang-Ning Huan (2003), Improved source-chanel models for Chinese word segmentation.

[14] Thiery Dutoit (1997), High quality text to speech synthesis: an overview, Faculte Polytechnique de Món, TCTS Lab.

[15]. Xuedong Huang, Alex Acero, Hsiao Wuen Hon (2001), Spoken Language Procesing, Prentice-Hall Internation (UK) Limited , London.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích văn bản cho tổng hợp tiếng nói tiếng Việt. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)