Âm vị Cách viết Ví dụ Âm vị Cách viết Ví dụ
/b/ b buồn bã /c/ ch chuồn chuồn
/m/ m mượt mà /ţ/ tr trục trặc /f/ ph phất phới /ɲ/ nh nhanh nhẹn /v/ v vội vã /x/ kh khô khốc /t/ t tan tác /h/ h hối hả /t’/ th tha thứ /ʐ/ r ra rả /d/ đ đẫy đà /ɳ/ ng ngả ngốn
/n/ n no nê /z/ d,gi da diết
/s/ x xa xăm /k/ c, k,q côi cút
/ş/ s sớm sủa /૪/ gh,g gây gổ
/l/ l long lanh /ʔ/
Trừ âm vị /ʔ/ là phụ âm tắc thanh hầu, không được thể hiện trên chữ viết trên chữ viết, phần lớn phụ âm còn lại đều có một cách thể hiện. Thừa nhận tồn tại âm tắc thanh hầu đưa đến xác định được một mô hình tổng quát của âm tiết tiếng Việt cân xứng hơn với 3 thành tố luôn có mặt là thanh điệu, âm đầu và vần [6].
Trong danh sách kể trên, các âm vị /p,r/ không được kể đến trong các âm vị đầu của tiếng Việt vì chúng chỉ tồn tại ở các từ phiên âm tiếng nước ngoài như “ parabol”, “pêlixilin”,”rađiô”. Riêng âm /r/ được phát âm rung đầu lưỡi chỉ tồn tại ở một số địa phương nhưng phạm vi rất hạn chế.
Trong phát âm tiếng Hà Nội không có loạt âm quặt lưỡi /ƫ,ʐ,ʂ/. Nhưng các âm này rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam, vì vậy không thể không đưa chúng
vào hệ thống.
Hiện nay hệ thống phụ âm đầu được sử dụng thực tế trong nhà trường và trong các văn bản chung cho các phương ngữ là hệ thống phụ âm đầu được hình thành trên cơ sở phát âm Hà Nội với sự phân biệt các phụ âm ch-tr, x-s gi-r gồm 22 phụ âm sau:/b,m,f,v,t,th
,d,n,s,z,l,/
Hệ thống phụ âm đầu của tiếng địa phương miền Bắc mà cơ sở là phát âm Hà Nội có 19 phụ âm (kể cả âm tắc thanh hầu /ʔ/). Trong phát âm Hà Nội không có loạt phụ âm uốn lưỡi /t,s,z/. Các phụ âm này đều được chuyển thành các âm đầu lưỡi hoặc mặt lưỡi tương ứng /c,s,z/. Ví dụ:
“cha” và “tra” đều được phát âm “cha”/ca/ “sa” và “xa” đều được phát âm thành “xa’ /sa/
Một số âm như k và q, gh và g, ngh và ng là cùng âm vị. Tuy nhiên, do khi hình thành chữ quốc ngữ, ngữ âm tiếng Việt chưa được nghiên cứu đầy đủ nên các giáo sĩ đã phải mượn nhiều con chữ ghép trong chữ Bồ Đào Nha, Hi lạp, Pháp... dẫn đến sự không đồng nhất khi biểu diễn âm vị.
2.1.3.2 Hệ thống âm đệm
Trong tiếng Việt chỉ có một âm đệm là /-u-/ thể hiện trên chữ viết là hai chữ “u” và “o”. Âm đệm có chức năng tu chỉnh, hoàn thiện thêm, làm trầm hóa âm sắc của âm tiết. Khác với âm chính luôn nằm ở trên đỉnh âm tiết, quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm đệm trái lại chỉ nằm ở sườn cong đi lên đỉnh âm tiết. Trong phát âm Hà Nội, các loạt phụ âm môi như /b,m.v.f/ không phân bố trước âm đệm /u/ vì chúng có cấu âm môi giống nhau. Ngoài ra sau các phụ âm /n, ૪/ cũng rất ít xuất hiện trước âm đệm, chỉ vài từ trong “noãn cầu”, “góa ”.
2.1.3.3 Hệ thống âm chính
Tiếng Việt có tất cả 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính [4]. Có 10 nguyên âm được thể hiện bằng một chữ viết, 5 nguyên âm với hai cách thể hiện và nguyên âm đôi /ie/ có tới 4 cách thể hiện.