Học cộng tác trong E-learning

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học cộng tác trong đào tạo trực tuyến (Trang 26 - 33)

CHƯƠNG 2 : HỌC CỘNG TÁC TRONG E-LEARNING

2.1. Cộng tác và học cộng tác

2.1.5. Học cộng tác trong E-learning

Cộng tác công việc với sự trợ giúp của máy tính (Computer supported collaborative work - CSCW) là hệ thống phần mềm, máy tính được nối mạng nhằm hỗ trợ nhóm làm việc trong việc hoàn thành nhiệm vụ chung băng việc cung cấp khả năng chia sẻ giữa các nhóm làm việc với nhau. CSCW giúp thiết đặt công việc, kiểm soát được mục tiêu và tăng cường sự thuận tiện trong việc cộng tác giữa nhóm.

CSCW đang được ứng dụng trong giáo dục, máy tính hỗ trợ giáo dục cộng tác (CSCE - Computer Supported Collaborative Education) đang dần trở thành hiện thực. Mục tiêu của nó là hỗ trợ các vai trò phức tạp trong giáo dục như giáo viên, sinh viên để dạy và học hiệu quả hơn.

2.1.5.1. Các vn đề cơ bn trong E-Learning

Trong E-Learning có ba vấn đề cơ bản:

a.Đầu tiên là làm thế nào để cung cấp các nội dung và dịch vụ hữu ích.

Theo khảo sát trên 5000 sinh viên đang sử dụng E-Learning cho thấy 4720 sinh viên chiếm khoảng 95% hy vọng được nghiên cứu trong những lớp học thực sự [7]. Điểm nổi bật của những lớp học thực, ấn tượng người phát ngôn và những trường học nổi tiếng thực sự vẫn hấp dẫn những sinh viên đã chọn E-Learning. Đó là kiểu giáo dục truyền thống “tươi mới” đã thu hút họ.

Trong kỷ nguyên thông tin, kiến thức phát triển nhanh chóng đến nỗi ít trường học có thể nổi tiếng tại tất cả các chuyên ngành và ít giáo viên có thể làm chủ được tất cả mọi thứ. Giáo dục Cộng tác có thể là một giải pháp. Những giáo viên chuyên về những lĩnh vực khác nhau, từ những trường học khác nhau, từ

những nước khác nhau có thể cùng nhau chuẩn bị bài giảng và cùng nhau dạy những sinh viên.

b.Vấn đề thứ hai đó là làm thế nào để cung cấp những nội dung và dịch vụ rộng khắp

Khi công nghệ thông tin phát triển, những sinh viên hy vọng truy cập vào những nội dung bài giảng hay những dịch vụ qua ADSL, IPTV hay 3G, sử dụng máy tính, Ti vi hay điện thoại di động. Như vậy, E-Learning không bị hạn chế đối với hệ thống mạng hay thiết bị đầu cuối nào. Các sinh viên cần phải có khả năng truy cập những nội dung bài giảng hay những dịch vụ ở bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ nơi nào.

c.Vấn đề thứ ba đó là làm thế nào để mang nhiều giá trị tới số lượng lớn sinh viên

Sự bất lợi chính của E-Learning đó là số lượng sinh viên nhiều hơn nhiều so với số lượng giáo viên và sinh viên thường phải làm việc độc lập khi việc học tập nghiên cứu được thực hiện qua mạng. Họ ít được thảo luận và kết giao được với ít bạn bè mới. Giáo dục Cộng tác có thể là một giải pháp. Các giáo viên, sinh viên và cha mẹ của họ được khuyến khích cộng tác cùng nhau nhằm tạo cho sinh viên học để hợp tác với những người khác, học từ những người khác và học cách nghiên cứu.

Hình 2-1 Ba mục tiêu của E-Learning Chất lượng Truyền tín hiệu Tài nguyên Học cách nghiên cứu và cộng tác Tỏa khắp Mới mẻ

Trong hình trên là ba muc mục tiêu của E-Learning.

Trong ba mục tiêu, “Học cách nghiên cứu và cộng tác” là quan trọng nhất. Điều này cho thấy rõ mô hình giáo dục chuyển từ lấy mô hình giáo dục lấy "người giáo viên" làm trung tâm, tới mô hình giáo dục lấy "người sinh viên" làm trung tâm và bây giờ là mô hình giáo dục lấy "môi trường học tập" làm trung tâm. Khi đó sinh viên được huấn luyện để chuyển từ việc chỉ đơn giản là "nhớ" khi học, sang việc chỉ "nghĩ và phân tích" các vấn đề và tới bây giờ sinh viên sẽ cùng nhau "nghĩ và phân tích" các vấn đề và các khía cạnh con người. Hình 2-2 cho thấy sự tiến hóa của sự giáo dục.

“Giáo viên” là trung tâm

Chỉ “Ghi nhớ” “Sinh viên” là

trung tâm Chỉ “Nghĩ và phân

tích”

“Môi trường” là trung tâm Cùng nhau “Nghĩ và phân tích” các vấn đề và khía cạnh

con người

Hình 2-2 Sự tiến hóa của giáo dục

Ở đây mô hình giáo dục lấy "môi trường học tập" làm trung tâm giáo dục có nghĩa rằng những giáo viên, sinh viên và phụ huynh được khuyến khích cộng tác với nhau nhằm hình thành một môi trường tạo cho những sinh viên học cách để có thể hợp tác được với những người khác, học từ những người khác và học cách nghiên cứu như thế nào.

2.1.5.2. Mô hình ca giáo dc cng tác a.Mô hình xử lý học tập

Việc nghiên cứu là một loạt các bài tập thực hành và thông qua đó kiến thức sẽ được tích lũy dần dần. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn tiếp thu được kiến thức từ việc làm các bài tập thực hành, những kinh nghiệm và những bài học. Một vài người nào đó tiến xa hơn, họ giao tiếp với những người khác và học từ họ những kinh nghiệm và những bài học. Người nào đó tổng kết những kinh nghiệm và những bài học này, tìm ra những quy luật đằng sau đó và đưa điều đó vào trong những lý thuyết của họ. [7]

Hình 2-3 Mô hình quá trình nghiên cứu

Như vậy giáo dục cần phải tạo cho những sinh viên cơ hội để học từ việc rèn luyện của mình trên cơ sở các tri thức đã được tiếp thu và cũng cần phải tạo cho những sinh viên một cơ hội để cộng tác với những người khác và học từ những người khác.

Có hai tác động đóng góp nhiều trong quá trình nghiên cứu. Một là sự tác động từ bên trong, hai là sự tác động từ bên ngoài. Tác động từ bên trong bao gồm những sự quan tâm của bản thân, mong muốn chiến thắng. Tác động bên ngoài bao gồm sự cạnh tranh, ảnh hưởng từ gia đình... Chúng "kéo và đẩy" quá trình nghiên cứu trong một môi trường cộng tác.

Lý thuyết

Kinh nghiệm từ những người khác Kinh nghiệm từ bản thân

Kiến thức từ bên ngoài

Ở trường học, những giáo viên và sinh viên tranh luận với nhau. Trong gia đình, c

n mà cả cha mẹ họ cũng đóng vai trò trong

- trong trường học, mà còn trong môi trường cộng tác, nơi mà

Si môi trường cộng tác mà môi trường đó là sự pha trộn củ

ôi trường nghiên cứu

2.1.5.3. Các công n

minh có sự hỗ trợ của những giáo vi

ha mẹ và con cái tranh luận với nhau về ý nghĩa của cuộc sống. Trong xã hội, những kỹ sư, những thương gia, những nông dân đưa ra những hướng dẫn và ví dụ khác nhau. Dưới đây thể hiện điều đó:

- Không chỉ giáo viên, sinh viê giáo dục.

Không chỉ

việc nghiên cứu xảy ra. nh viên nghiên cứu trong

a trường học, gia đình và xã hội như được thể hiện trong hình 2-4

Hình 2-4 Mô hình của m Xã hội

Gia đình Trường học

Sinh viên

Giáo viên Cha mẹ

gh trong cng tác E-Learning

Lớp học thông minh là một không gian thông

ên để dạy theo những cách truyền thống mà không gò bó, tự nhiên và sống động. Sự tương tác đa dạng bằng việc sử dụng dụng văn bản, giọng nói, hình ảnh và video, cũng như những thông báo ngắn, để giúp mọi người giao tiếp và cộng tác với

nhau. Mã hóa theo lớp cung cấp những công nghệ mã hóa cho âm thanh, video và màn hình có khả năng thích nghi với nhiều dạng mạng và nhiều dạng thiết bị đầu cuối. Công nghệ ngang hàng hỗ trợ P2P dựa vào cộng tác và chia sẻ nội dung. Tự thân tổ chức cộng đồng khuyến khích mọi người giúp đỡ lẫn nhau và học từ những người khác. Việc khai phá dữ liệu và phân tích trợ giúp những giáo viên và các bậc cha mẹ để tìm ra những cái gì tiến bộ, những sinh viên biết cái gì cần nghiên cứu. Máy trả lời tự động thông minh tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi và sau đó chuyển chúng cho những sinh viên bằng thông báo ngắn, Email, vv... Nếu nó tìm thấy câu trả lời, máy trả lời sẽ chuyển những câu hỏi đó tới cho các giáo viên.

2.1.5.4. Cu trúc ca vic thc thi cng tác E-Learning

Hình 2-6 cho thấy kiến trúc của việc thưc thi của E-Learning Cộng tác. Nó bao gồm hai phần. Một là những ứng dụng, hai là những hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong thực thi các nội dung hay những dịch vụ này được cung cấp tới những người sử dụng những thiết bị đầu cuối của họ bao gồm máy tính, điện thoại di động và IPTVs thông qua mạng IP (IPv4/ v6) và mạng di động (CDMA/ GPRS, 3G).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học cộng tác trong đào tạo trực tuyến (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)