Biểu đồ tỷ lệ phụ tải theo số nút tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu năng định tuyến đa phát dựa trên duy trì một cách tối ưu cây khung trong mạng tự hợp di động luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 53 - 57)

Biểu đồ tỷ lệ phụ tải theo số nút tham gia trên hình 3.16 cho thấy STM có chi phí điều khiển biến động nhiều hơn vì khi có nhiều nút tham gia mà hình trạng thay đổi liên tục, nên STM chƣa kịp đáp ứng xong, hoặc vừa kịp đáp ứng thì mạng lại thay đổi hình trạng nên số lƣợng gói tin thông báo tăng lên để xử lý các tình huống. Giao thức PUMA có sự ổn định hơn do PUMA là giao thức dựa theo lƣới nên có nhiều đƣờng đi khác nhau giữa các nút trong mạng, do đó mạng duy trì trạng thái kết nối liên tục, dù có một số liên kết bị đứt gãy, vì vậy chi phí thông điệp trung bình cao hơn STM nhƣng duy trì ổn định hơn khi hình trạng mạng thay đổi.

3.5. Kết luận

Chƣơng 3 đã trình bày những vấn đề liên quan đến cài đặt nhƣ lựa chọn ngôn ngữ mô phỏng, phân tích và đánh giá kết quả với mô phỏng với số lƣợng nút lớn hơn. Phần này cũng giới thiệu một hƣớng nghiên cứu mới là dự đoán trạng thái liên kết, đó là dự đoán khi nào liên kết bị đứt gãy, thì trƣớc đó có thể khởi tạo liên kết thay thế, để đảm bảo sự ổn định và tin cậy của mạng.

Kết quả mô phỏng cho thấy, giao thức STM dựa theo cây có các hiệu năng về thông lƣợng theo số nút phát, độ trễ trung bình thấp khi chuyển gói tin từ nguồn tới đích nên nó đã cải thiện đƣợc thời gian truyền thông đều đạt kết quả tốt hơn hoặc tƣơng đƣơng với MAODV và PUMA, khi đánh giá tỷ lệ phụ tải và trung bình thông điệp điều khiển theo số nút phát và tốc độ nút đạt tƣơng đƣơng với các giao thức tƣơng tự nhƣ PUMA và MAODV. Tuy nhiên thông lƣợng tính

theo thời gian, tốc độ nút, số nút tham gia không cao; Tỷ lệ truyền thành công thấp vì số nút mạng lớn nên hình trạng mạng có nhiều biến đổi, STM không đáp ứng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ phụ tải đƣờng truyền của STM vẫn đạt giá trị thấp hơn so với hai giao thức MAODV và PUMA do STM áp dụng giải thuật bảo trì tối ƣu với tổng chi phí thông điệp là nhỏ nhất. Với kết quả đạt đƣợc, STM đã chứng minh đƣợc rằng giao thức dựa theo cây cũng có thể đạt đƣợc tỷ lệ truyền và độ trễ tƣơng đƣơng với giao thức dựa theo lƣới, nếu giao thức có thể đáp ứng đƣợc sự thay đổi kịp thời với tổng chi phí thông điệp là nhỏ nhất. STM sử dụng phù hợp với các mạng động với số thành viên khá lớn.

KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết luận

Luận văn đã trình bày kiến thức cơ sở về mạng MANET và tập trung vào vấn đề định truyến đa phát trong mạng MANET. Định tuyến đa phát đƣợc ứng dụng trong nhiều ứng dụng nên đã nhiều hƣớng nghiên cứu, trong đó có giải pháp là ứng dụng lý thuyết đồ thị vào mạng MANET, xem mạng phân tán là đồ thị vô hƣớng, bài toán đƣa là cần xây dựng và bảo trì cây khung cây khung có trọng số tối thiểu. Nhƣng do tính chất của mạng MANET là hình trạng mạng động, năng lƣợng kèm,… nên vấn đề định tuyến gặp nhiều khó khăn và không thể áp dụng phƣơng pháp định tuyến đa phát thông thƣờng đƣợc. Nên một giải thuật xây dựng và bảo trì cây khung trong mạng MANET đã đƣợc đƣa ra gần đây dựa trên tƣ tƣởng của giải thuật xây dựng và bảo trì cây khung trong mạng tĩnh (GHS-83) và trong mạng động. Thuật toán đƣợc đƣợc xây dựng thành công với kết quả là mã nguồn chƣơng trình STM.

Luận văn đã đƣa ra mô phỏng giải thuật với số lƣợng nút lớn hơn trƣớc, và đạt đƣợc một số kết quả đánh giá dựa trên một số tham số nhƣ thông lƣợng, độ trệ, tỷ lệ truyền thành công,… kết quả đạt đƣợc tƣơng đƣơng với các giao thức đa phát nổi tiếng khác nhƣ MAODV và PUMA.

2. Hƣớng phát triển của luận văn

Trong quá trình mô phỏng và đánh giá luận văn đã phát sinh một số lỗi khi mô phỏng với số nút lớn hơn, nhƣ lỗi tràn bộ đệm, nên khi mô phỏng với số nút lớn hơn thì kết quả là thời gian mô phỏng thực hiện đƣợc không đủ để đánh giá kết quả.

Ngoài ra luận văn chƣa đảm bảo đƣợc tính tối ƣu tốt nhất về hình trạng mạng, đã có những nghiên cứu cải thiện vấn đề này, trong đó có hƣớng đã đƣợc đƣa ra là bổ sung thêm tính năng dự đoán tƣơng đối sự đứt gãy của liên kết. Mỗi nút mạng lƣu thông tin về di chuyển của mỗi nút hàng xóm, bằng cách đo đạc chênh lệch khoảng cách trong một thời gian nhất định, từ đó tính ra vận tốc góc tƣơng đối của nút (có bù trừ vận tốc di chuyển của chính nút hiện tại), từ đó đƣa ra mô hình ƣớc lƣợng khoảng cách tại một thời điểm ở tƣơng lai gần. Với phạm vi phát sóng đƣợc biết trƣớc, mỗi nút sẽ có đƣợc thông tin dự đoán tại thời điểm nào liên kết sẽ bị đứt gãy (có khoảng cách lớn hơn phạm vi phát sóng của nút), từ đó thực hiện tìm kiếm liên kết thay thế trƣớc khi liên kết hiện tại bị đứt gãy thực sự. Hiện tại có một số nghiên cứu đi theo hƣớng này.

Luận văn có thể phát triển theo hƣớng cải tiến các giao thức mạng hiện có để nâng cao thông lƣợng so với đánh giá đạt đƣợc hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phan Hữu Dũng (2011), Đánh giá sự ảnh hưởng của sự di động của nút mạng đến hiệu quả của các thuật toán định tuyến trong mạng MANET, Luận Văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Trung Hải (2010), Định tuyến đa phát dựa trên bảo trì tối ưu cây khung trong mạng tự hợp di động, Luận Văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Việt (2008), Bài giảng đánh giá hiệu nặng mạng máy tính, Trƣờng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

4. Gallagher, Humblet, and Spira, A Distributed Algorithm for Minimum- Weight Spanning Trees, ACM Transactions on Programming Languages and Systems 5, 1 (Jan. 1983).

5. B. Kaliaperumal, A. Ebenezer, Jeyakumar, "Adaptive core-based scalable multicasting networks", INDICON, 2005 Annual IEEE (December 2005). pp. 198-202.

6. Stojmenovi´c, Ed., Handbook of Wireless Networks and Mobile Computing, John Wiley & Sons, New York, NY, USA, 2002.

7. E. Royer and C. Perkins, “Multicast operation of the ad hoc on-demand distance vector routing protocol,” in Proceedings of Mobicom, August 1999.

8. Sung-Ju Lee, William Su, and Mario Gerla, "On-demand multicast routing protocol (ODMRP) for ad hoc networks", Internet Draft, draft- ietfmanet-odmrp-02.txt, 2000

9. Ravindra Vaishampayan, Efficient and Robust Multicast Routing in Mobile Ad hoc Networks, University of California, March 2006.

10. Baruch Awerbach, Israel Cidon, Shay Kutten, Optimal Maintenance of a Spanning Tree, January 13, 2008.

11. Shuhui Yang and Jie Wu, New Technologies of Multicasting in MANE15

T, Florida Atlantic University, Boca Raton.

12. Yufang Zhu, Pro-Active Connection Maintenance In Aodv And Maodv (2002)

13. The Network Simulator - ns-2: http://www.isi.edu/nsnam/ns/

14. PUMA sourcecode for NS2,http://sourceforge.net/projects/puma-adhoc 15. MAODV sourcecode for NS2, http://kunz-pc.sce.carleton.ca

16. Edsger W. Dijkstra and C. S. Scholten, Termination detection for diffusing computations, 1980, Inf. Proc. Letter 11, pages 1-4.

17. Pierre A. Humblet, An adaptive distributed Dijkstra shortest path algorithm, 1991.

18. Yufang Zhu, Pro-active connection manintenance in AODV and MAODV, Department of Systems and Computer Engineering – Carleton University, 2002.

19. Lee, S.-J.; Su, W. and Gerla, M.; .Wireless Ad Hoc Multicast Routing with Mobility Prediction., ACM Mobile Networks and Applications Journal (MONET), August 2001, Vol. 6, No. 4, pages 351-360.

20. E. D. Kaplan (Editor). .Understanding the GPS: Principles and pplications, Artech house, ISBN: 0890067937, 1996.

21. Qin, L.; .Pro-active Route Maintenance in DSR., M. Sc. Thesis, School of Computer Science, Carleton University, August 2001.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu năng định tuyến đa phát dựa trên duy trì một cách tối ưu cây khung trong mạng tự hợp di động luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)