Biểu đồ đánh giá độ trễ trung bình với IP multicast

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng (Trang 52 - 56)

Nhận xét về IP multicat:

Với một topology vật lý như ban đầu, tốc độ truyền multicast là như nhau nhưng rõ ràng chất lượng dịch vụ truyền IP multicat là thực sự hiểu quả. Tỉ lệ mất gói trung bình với tốc độ truyền này (1.5 Mbs) là hơn 30 % với ADSL (có kết nối LAN với router lõi là 1 Mb), còn với cáp quang và đường leaseline thì gần như bằng không. Thông lương mà các node nhận được cũng rất lớn, băng thông các node trong cùng một LAN (vị trí địa lý gần nhau) gần như bằng nhau, độ trễ nhỏ ngay với cả ADSL cho thấy chất lượng dịch vụ rất tốt. Bây giờ ta sẽ so sánh các thông số về chất lượng dịch vụ của IP multicast với kịch bản test thứ hai

vượt trội của IP multicast.

 So sánh về thông lượng nhận được:

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 IP Multicast Aplication Layer Multicast (2)

Hình 3.21: Biểu đồ so sánh thông lượng ALM multicast với IP multicast

 So sánh về độ trễ trung bình: 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 IP Multicast Aplication Layer Multicast (2)

Hình 3.21: Biểu đồ so sánh độ trễ trung bình giữa IP multicast và ALM multicast

0 10 20 30 40 50 60 70 80 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 IP Multicast Aplication Layer Multicast (2)

Hình 3.22: Biểu đồ so sánh tỉ lệ mất gói trung bình giữa IP multicast và ALM multicast

Như chúng ta đã chỉ ra trong phần tổng quan so sánh giữa IP multicast và ALM multicast. IP multicast giúp chúng ta có được thuận lợi về băng thông cao cũng như độ trễ của gói tin truyền đến các node nhận là thấp. Từ biểu đồ so sánh, thông lượng nhận được của IP multicast cao gần gấp 2 lần so với ALM multicast. Độ trễ trung bình trong truyền IP multicast cũng thấp hơn rất nhiều so với ALM multicast. Ngoài ra, với tốc độ truyền dữ liệu này, IP muticast có tỉ lệ rớt gói cực thấp chỉ xấp xỉ 1 % (với optical cable và leasline) và 33% (với ADSL) trong khi đó tỉ lệ mất gói trung bình của ALM multicast thường lớn hơn 50 % (với optical cable và leaseline) và xấp xỉ 60% (với ADSL). Tuy nhiên trong thực tế triển khai IP multicast là phức tạp và tốn kém cũng như chưa kể đến sự hộ trợ về truyền multicast với tất cả các router trong mạng. Application layer multicast có thông lượng thu được tại các node đích nhỏ hơn, độ trễ và tỉ lệ mất gói lớn hơn nhưng việc triển khai giao thức truyền tại các node ứng dụng (end host hoặc proxy) giúp cho việc thực hiện và triển khai trên thực tế là khả thi hơn. Tuy nhiên kéo theo đó, do các node ứng dụng biết ít thông tin về tầng mạng hơn là các router nên cây multicast tầng ứng dụng thường không có độ tối ưu bằng IP multicast.

4.1 Kết luận

Trong luận văn này, tôi đã đưa ra những khái niệm cơ bản về truyền tin multicast trong thời gian thực, các thành phần cấu thành cũng như các yếu tố liên quan. Để có cái nhìn chi tiết hơn về các khái niệm cũng như các yếu tố, luận văn trình bày việc mô phỏng truyền multicast tần ứng dụng đối với một topo mạng cụ thể, xây dựng các kịch bản cây truyền multicast khác nhau và đánh giá chất lượng dịch vụ truyền multicast trên mạng của các kịch bản đó. Ngày nay các ứng dụng truyền đa phương tiện thời gian thực được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là giải trí và khoa hoc. Với các đặc điểm riêng của mình trong việc phân bổ và quy nạp thông tin ở các node nhận, đánh giá chất lượng dịch vụ QoS đối với quá trình multicast không chỉ mang lại cái nhìn tổng thể và chính xác về hiệu xuất mạng mà từ các kết quả thống kê đó giúp cho nhà quản lý có những điều chỉnh về khả năng hạ tầng mạng cũng như đầu tư các giải pháp tầng mạng phủ. Ngoài ra, thông qua kết quả thu được giúp chúng ta có thể xây dựng chất lượng dịch vụ QoS tốt hơn, thỏa mãn nhiều hơn với yêu cầu trong truyền multicast thời gian thực.

4.2 Định hướng phát triển tiếp theo

Với kết quả thuđược của luận văn này, nhận thấy mới chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng và đánh giá, chưa xây dựng được các mạng bao phủ theo tiêu chuẩn cũng như đánh giá sự vào/ra của các node mạng. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển chương trình với các nội dung chính là:

Xây dựng các mạng phủ overlay network (cây truyền multicat) theo các phương pháp định tuyến trong mạng ngang hàng Peer – to – Peer.

Mô phỏng quá trình vào ra của một node trong phiên truyền multicast. Đánh giá chất lượng dịch vụ truyền multicat thời gian thực cho các phương pháp định tuyến P2P cũng như chất lượng dịch vụ truyền tin với sự vào ra của các node trong mạng ngang hàng.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyen Hoai Son DHT-based Multicast Techology University - Ha noi national University.

[2] Nguyen Dinh Viet Network-Performance-Evalution student book Techology University - Ha noi national University.

Tiếng Anh

[4] Stefan Birrer Fabi´an E. Bustamante - The Feasibility of DHT-based Streaming Multicast - Department of Computer Science Northwestern University, Evanston, IL 60201, USA.

[5] Nazanin Magharei, PRIME: Peer-to-Peer Receiver-drIven MEsh-based Streaming, Reza Rejaie University of Oregon

[6] Yi Cui, Klara Nahrstedt, “Layered PeertoPeer Streaming”, Department of Computer Science University of Illinois at UrbanaChampaign

[7] Ion Stoica, Robert Morris, David Karger, M. Frans Kaashoek, Hari Balakrishnan. “Chord: A scalable peer-to-peer lookup protocol for internet applications”.

[8] Mojtaba Hosseini, Dewan Tanvir Ahmed, Shervin Shirmohammadi, and Nicolas D.Georganas. “A Survey of Application-Layer Multicast Protocols”.

[9] Wenwu Zhu, Member, IEEE, Dapeng Wu, Student Member, IEEE, Yiwei Thomas Hou, Member, IEEE, Ya-Qin Zhang, Fellow, IEEE, Jon M. Peha, Senior Member, IEEE. “Streaming Video over the Internet: Approaches and Directions

[10] Duc A. Tran, Member, IEEE, Kien A. Hua, Senior Member, IEEE, and Tai T. Do " A Peer-to-Peer Architecture for Media Streaming"

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)