Như vậy từ biểu đồ so sánh, ta nhận thấy:
Kịch bản số 2 có tỉ lệ mất gói trung bình thấp nhất. Giống như trong phần thông lượng nhận được ta thấy cây multicast 3 hướng đến các tiêu chí về
sự tối ưu nên số các gói tin nhận được là cao nhất hay tỉ lệ mất gói là nhỏ nhất.
Kịch bản test số 3 có tỉ lệ mất gói cao nhất. Rõ rằng với việc các liên kết băng thông nhỏ gần root, tỉ lệ các gói tin mà node con nhận được là thấp nên số các gói tin nó truyền xuống các node con cấp dưới hơn lại nhỏ hơn nữa. Như đã nói trong các phần trước, việc mấy gói tin chủ yếu xảy ra tại kết nối giữa các router của các LAN. Trong kịch bản này, cây multicast được xây dựng mà yếu tố về vật lý là “xấu” nên số lượng kết nối router mà dữ liệu phải đi qua là lớn dẫn tới việc mất gói cao.
Trong truyền tin multicast, việc mất mát gói tin được chấp nhận tuy nhiên tỉ lệ quá cao khiến chất lượng dịch vụ truyền giảm đi rõ rệt. Với kịch bản này, tỉ lệ mất gói nằm trong khoảng 60-90 % là quá cao dẫn đến chất lượng video nhận được trong truyền multicast thời gian thực sẽ rất kém.
Nhận xét chung:
Trên đây ta đã so sánh và đánh giá chất lượng dịch vụ của 3 cây truyền multicast với cùng một topology vật lý. Với mỗi một thiết kế overlay network khác nhau, ta thu được các kết quả về băng thông, độ trễ cũng tỉ lệ mát gói khác nhau. Có thể nhận thấy sự phụ thuộc và tương quan lần nhau giữa chất lượng dịch vụ truyền multicast với thiết kế mạng overlay network là tương đối rõ rệt. Cây multicast hướng tới sự tối ưu về thiết kế như các node có vị trí địa lý gần nhau thì ở cùng một nhánh, các node có băng thông lớn hơn thì ở gần root… có chất lượng dịch vụ truyền tin mulicast tốt nhất và ngược lại, cây multicast tạo thành với các tiêu chí “xấu” cho ta chất lượng dịch vụ tồi nhất. Nhằm nâng cao chất lượng truyền multicast thỏa mãn điều kiện về băng thông thu được là lớn nhất, độ trễ trung bình và tỉ lệ mất gói tin là nhỏ nhất, việc thiết kế các giải thuật truyền giữa các node, thuật toán xây dựng cây, là một vấn đề cực kỳ quan trọng.
3.2.3 Truyền IP multicast
Tiếp theo chúng ta sẽ xây dựng một chương trình mô phỏng truyền IP multicast. Với topo vật lý và thông số kết nối giống như đã mô phỏng với truyền multicat tầng ứng dụng ở trên, sử dụng bộ mô phỏng NS-2 để truyền IP multicat cho topology vật lý ban đầu: