Mỗi kênh phụ có độ rộng khoảng 300 KHz. Để mã hoá 125 Kbps thì BPSK được sử dụng cho tốc độ khoảng 6000 Kbps. Sử dụng QPSK thì có khả năng mã hoá l6-QAM tới 250 Kbps mỗi kênh, cho tốc độ khoảng 12Mbps. Bằng cách sử dụng QAM 16 mức mã hoá 4bit/Hz, và đạt được tốc độ 24 Mbps. Tốc độ 54 Mbps đạt được bằng cách sử dụng 64 QAM, cho phép từ 8 đến 10 bit cho mỗi vòng, và tổng cộng lên đến 1,125 Mbps cho mỗi kênh 300 kHz. Với 48 kênh cho tốc độ 54 Mbps, tuy nhiên tốc độ tối đa theo lý thuyết của COFDM là 108 Mbps.
2.5. Lớp điều khiển truy cập môi trường truyền (MAC - Medium Access Control) [7]-[10]
Trong mạng WLAN có ba phương thức truy cập chính là thức truy cập CSMA/CA còn được gọi là phương thức đa truy cập cảm nhận sóng mang tránh xung đột, chức năng cộng tác phân tán DCF sử dụng hai gói tin RTS/CTS và chức năng cộng tác điểm PCF dùng cho mạng không dây có cơ sở hạ tầng.
Hình 2.11: Tầng MAC và tầng vật lý theo chuẩn 802.11
2.5.1. Giao thức truy cập CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance) [8]
Ta đã biết phương thức CSMA/CD là cơ chế truy nhập đường truyền trong mạng LAN có dây và hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên đối với mạng không dây, ta không thể sửa dụng phương thức này được mà ta phải sử dụng phương thức CSMA/CA, một giao thức có nhiều đặc điểm tương tự như giao thức của mạng LAN có dây.
Trước hết ta cần định nghĩa khoảng thời gian giữa các không gian frame
- SIFS (Khoảng thời gian ngắn): Ưu tiên cho ACK, CTS, sử dụng làm tín hiệu trả lời - PIFS (PCF IFS): Khoảng thời gian giữa các dịch vụ dùng PCF có AP
- DIFS (DCF, Distributed Coordination Function IFS): Ưu tiên thấp nhất dùng cho dịch vụ truyền dữ liệu không đồng bộ