DSR quá trình khám phá tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định tuyến trong mạng AD hoc vô tuyến Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 61 - 63)

Thêm nữa các nút DSR có lựa chọn lắng nghe ngẫu nhiên lên các nút đó có thể nhận, xử lý dữ liệu và điều khiển các gói mà không có địa chỉ ở tầng MAC của chúng. Qua cơ chế lắng nghe ngẫu nhiên, các nút có thể sử dụng các tuyến nguồn mang theo cả tin nhắn điều khiển DSR và các gói dữ liệu để nhận được các thông tin định tuyến cho các đích khác trong mạng. Cuối cùng, để giảm tràn ngập mạng vì phải truyền đi những gói dữ liệu định tuyến nguồn, DSR cũng cho phép các trạng thái chảy tràn để thiết lập trong các nút trung gian. Các trạng thái chảy tràn cho phép gửi theo chặng với tuyến điều khiển nguồn cơ bản cung cấp theo từng đường truyền nguồn giống nhau được theo dõi miễn là nó thuộc định tuyến nguồn.

Để nghiên cứu sâu hơn về quá trình thực hiện của AODV và DSR cũng như giải thích về khác nhau giữa các giao thức trong kết quả đánh giá hiệu năng, độc giả hãy xem chương tiếp theo.

3.6. Giao thức định tuyến vùng (ZRP - Zone Routing Protocol) [11]-[12]

Giao thức định tuyến vùng (ZRP) tích hợp tất cả các thành phần của định tuyến theo bảng và định tuyến theo yêu cầu. Ở xung quanh mỗi nút, ZRP định nghĩa một vùng mà phạm vi của nó được tính bằng bán kính bước truyền. Mỗi nút sử dụng định tuyến theo bảng trong vùng đó và định tuyến theo yêu cầu bên ngoài vùng. Do vậy nút đó được tất cả những nút khác trong vùng nhận biết. Khi nút này có các gói dữ liệu để gửi tới đích cụ thể, nó kiểm tra trong bảng định tuyến để xác định tuyến đường truyền. Nếu nút đích nằm trong vùng này thì sẽ tồn tại một tuyến đường truyền trong bảng định tuyến. Ngược lại, nếu nút đích không lằm trong vùng, một tìm kiếm tuyến đường sẽ cần đến. Hình 3.7 mô tả khái niệm vùng. Trong hình bán kính vùng là hai bước truyền.

Định tuyến trong vùng, ZRP định nghĩa giao thức định tuyến trong vùng IARP. IARP là một giao thức trạng thái đường liên kết nó cập nhật thông tin mới nhất về tất cả các nút trong vùng này. Các nút X, các nút ngoại vi của nút X được định nghĩa là những nút có khoảng cách ngắn nhất tới X nằm trong phạm vi bán kính vùng. Trong hình 3.7 các nút ngoại vi của S là A, B, C và D. Những nút ngoại vi này rất quan trọng cho việc khám phá ra những tuyến mới bằng định tuyến theo yêu cầu. ZRP sử dụng giao thức định tuyến IERP để khám phá tuyến tới các nút đích lằm bên ngoài vùng.

Để khám phá tuyến ý tưởng (bordercasting: ném ra biên) được đưa ra là: một nút nguồn xác định nút đích không lằm trong trong vùng, nút nguồn gửi một tin nhắn truy vấn tới các nút ngoại vi. Trong khi ném ra biên, tin nhắn truy vấn được chuyển tiếp đến các nút ngoại vi sử dụng cấu trúc cây bên trong đồ hình. Sau khi nhận được tin nhắn, các nút ngoại vi này sẽ lần lượt kiểm tra xem nút đích có nằm trong vùng của chúng không. Nếu nút đích không thuộc vùng của chúng thì các nút này tiến hành truyền ngoại vi tin nhắn truy vấn tới các nút ngoại vi kế tiếp của chúng. Quá trình này tiếp diễn cho tới khi có nút ngoại vi tìm thấy nút được đích nằm trong vùng của nó hoặc sau khi tìm hết toàn mạng. Nếu một nút phát hiện ra nút đích, nó sẽ truyền một tin nhắn trả lời tới nút nguồn.

Hình 3.7 minh họa thủ tục khám phá tuyến truyền ngoại vi. Trong hình nút S truyền một truy vấn yêu cầu tới nút đích X. Bằng các sử dụng giao thức IARP nó biết rằng nút X không nằm trong vùng phạm vi. Nó gửi tin nhắn truy vấn tới các nút ngoại vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định tuyến trong mạng AD hoc vô tuyến Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)