Chươn g3 Ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa trong E-Learning
3.1.1 Xây dựng tài nguyên học điện tử
Để tận dụng, khai thác các tài nguyên bài giảng tuân theo chuẩn SCORM đã có, tài nguyên học điện tử được sử dụng là các bài giảng điện tử tuân theo chuẩn SCORM, (trong nghiên cứu này là phiên bản SCORM 1.3). Việc lựa chọn chuẩn cơ sở này sẽ giúp cho hệ thống được xây dựng theo mô hình có được những ưu điểm mà chuẩn SCORM mang lại. Các công việc liên quan đến xây dựng tài nguyên học điện tử (Hình 3.1) là:
Giáo viên cập nhật thêm tài nguyên học điện tử vào kho bài giảng điện tử. Tài nguyên được thêm vào có thể là một gói bài giảng điện tử đã được xây dựng từ trước, chưa có mô tả ngữ nghĩa hoặc là một gói bài giảng điện tử được xây dựng mới đã có mô tả ngữ nghĩa. Trong cả hai trường hợp, các gói bài giảng đều phải tuân theo chuẩn SCORM.
Sau khi một gói bài giảng được thêm vào kho bài giảng, các siêu dữ liệu cùng với các thành phần nội dung của gói bài giảng đó sẽ được phân tích, xử lý nhằm đưa ra các chú thích ngữ nghĩa phù hợp với các thành phần nội dung. Các chú thích này sẽ được mô tả trong các siêu dữ liệu mở rộng bên cạnh các siêu dữ liệu đã có trong gói bài giảng, và được lưu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống cùng với các thành phần tài nguyên học điện tử.
Các chú thích ngữ nghĩa được xây dựng dựa trên các ontology mô tả các khái niệm, chủ đề được đề cập trong các thành phần nội dung và mối quan hệ giữa chúng. Trong trường hợp chưa có ontology mô tả khái niệm hay chủ đề liên quan đến một thành phần nội dung mới thêm vào, hệ thống phải hỗ trợ xây dựng và cập nhật ontology mới phù hợp cho nội dung đó một cách tự động hoặc bán tự động.
Xây dựng, cập nhật ontology và chú thích ngữ nghĩa cho các thành phần bài giảng được thực hiện nhờ các hệ chuyên gia. Các tri thức chuyên gia được sử dụng có thể là các tri thức về xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng chủ đề, phân loại văn bản, và một số tri thức về đào tạo. Tri thức được biểu diễn bằng luật, khung tri thức hay các ca lập luận như trong lập luận theo tình huống (case-based reasoning – CBR). Ngoài ra, các ontology biểu diễn các khái niệm, chủ đề và mối quan hệ giữa chúng cũng có thể được cập nhật trực tiếp bởi chuyên gia.
Khi xây dựng mới gói bài giảng điện tử, giáo viên có thể dùng các công cụ đã có hỗ trợ chuẩn SCORM, sau đó sử dụng các công cụ khác cho phép chú thích ngữ nghĩa cho nội dung bài giảng vừa xây dựng dựa trên các ontology đã có.
Để thuận lợi cho việc xây dựng bài giảng cũng cập nhật ontology và chú thích ngữ nghĩa, hệ thống cũng có thể cung cấp cho giáo viên công cụ xây dựng bài giảng
hệ thống đã mô tả để xây dựng khung bài giảng và để chú thích cho các thành phần bài giảng đang xây dựng.
Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có ontology mô tả khái niệm hay chủ đề mà giáo viên cần, giáo viên có thể xây dựng bài giảng như bình thường với các thành phần chú thích tuân theo chuẩn SCORM. Khi đó, với gói bài giảng mới đưa vào, các thành phần chưa có chú thích ngữ nghĩa sẽ được hệ thống tự động phân tích để cập nhật ontology và thêm các thành phần chú thích ngữ nghĩa cho nó.
Như vậy xây dựng tài nguyên học điện tử theo mô hình này bao gồm việc xây dựng bài giảng điện tử tuân theo chuẩn SCORM và xây dựng các chú thích ngữ nghĩa cho các thành phần nội dung trong các bài giảng điện tử đó. Kết quả của công việc này là các thành phần tài nguyên học điện tử có khả năng tái sử dụng và các chú thích ngữ nghĩa dùng cho quản lý, xây dựng nội dung học phù hợp với ngữ cảnh.
Giáo viên Chuyên gia Kho bài giảng điện tử Kho tri thức chuyên gia Thành phần bài giảng Xây dựng ontology và chú thích ngữ nghĩa Siêu dữ liệu Ontology & chú thích ngữ nghĩa Tri thức chuyên gia Bài giảng điện tử Tri thức chuyên gia Onology