Hệ thống thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ Web ngữ nghĩa trong đào tạo điện tử (Trang 65 - 67)

Chương 4 Thực nghiệm

4.1 Hệ thống thực nghiệm

Để khảo sát khả năng tự động cập nhật ontology mô tả chủ đề và chú thích ngữ nghĩa cho tài nguyên chúng tôi xây dựng chương trình thử nghiệm OParser. Oparser được viết bằng ngôn ngữ CSharp, chạy trong môi trường .Net Framework 1.1, hệ điều hành Microsoft Windows.

Các chức năng chính của OParser:

 Quản lý các gói bài giảng SCORM bằng hệ thống phân cấp cây thư mục,

 Cập nhật ontology, chú thích ngữ nghĩa cho các thành phần tài nguyên học điện tử.

Giao diện chính của OParser được trình bày trong hình 4.1 bao gồm các thành phần chính là: thực đơn chức năng chính, cây phân cấp mô tả kho tài nguyên, vùng hiển thị nội dung siêu dữ liệu, và vùng hiển thị nội dung các thuộc tính chương trình quan tâm.

 Thực đơn chức năng chính cho phép tạo mới, ghi nhận thay đổi của kho tài nguyên (repository), thêm mới gói bài giảng điện tử hoặc đóng gói lại bài giảng đã có.

 Các cấu trúc bài giảng và các ontology có trong kho tài nguyên được thể hiện theo hình cây phía bên trái của cửa sổ chương trình.

 Các thuộc tính của thành phần cấu trúc trong gói SCORM và các thuộc tính của ontology được hiển thị trong vùng Attribute.

 Các thông tin khác có trong siêu dữ liệu được hiển thị trong vùng thông tin thêm, ở phía trên vùng Attribute.

Hình 4.1 Giao diện chính của OParser.

Khảo sát khả năng tìm kiếm các tài nguyên học điện tử dựa trên truy vấn ngữ nghĩa được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ xử lý truy vấn ngữ nghĩa trên ngôn ngữ OWL-QL do phòng thí nghiệm “Stanford Knowledge Systems Laboratory” phát triển. A B C D A: thực đơn chức năng B: vùng hiển thị tài nguyên C: vùng hiển thị thuộc tính D: vùng hiển thị thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ Web ngữ nghĩa trong đào tạo điện tử (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)