Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục
học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
2.3.1.1. Bối cảnh hội nhập và phát triển
Bối cảnh hội nhập và phát triển ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giáo dục đào tạo ĐH và việc huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách để đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo trong các trường ĐHCL. Sự tác động này ở hai khía cạnh: Một mặt, thực hiện hợp tác giáo dục đào tạo với các nước trên thế giới giúp các trường ĐHCL trong nước huy động được các nguồn lực quốc tế tham gia đầu tư thông qua các hình thức hợp tác và liên kết đào tạo, huy động được các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế; mặt khác, khi đất nước mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ xuất hiện nhiều trường do các tổ chức quốc tế thành lập và hoạt động tại nước chủ nhà.
Điều này sẽ gia tăng sự cạnh tranh trong giáo dục đào tạo cũng như huy động nguồn lực với các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và các trường ĐHCL ở Việt Nam nói riêng. Khi cơ sở GDĐH lọt vào các bảng xếp hạng lớn thì chúng ta phải tuân thủ luật chơi của tổ chức xếp hạng đó. Các trường ĐH phải xác định, định phấn đấu theo bảng xếp hạng nào thì cần cố gắng đạt được các tiêu chí xếp hạng của tổ chức đó.
2.3.1.2. Vai trò của GDĐH
Trên phạm vi toàn cầu, xã hội loài người đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức (lấy sáng tạo, ứng dụng tri thức làm động lực phát triển). Vai trò của trường ĐH được nâng lên, điều này, buộc GDĐH trên thế giới phải thay đổi:
- Một là, GDĐH có sự dân chủ hơn. Nhiều nước đã chuyển mô hình ĐH tinh hoa sang mô hình ĐH đại chúng. GDĐH phát triển với tốc độ, quy mô lớn chưa từng có. Ở Việt Nam những năm gần đây số lượng tuyển sinh tăng nhanh làm cho GDĐH thay đổi cả về quy mô và chất lượng.
- Hai là, GDĐH phải đào tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao, có tư duy linh hoạt, mềm dẻo, có khả năng cập nhật kiến thức mới để thích nghi với sự thay đổi của môi trường lao động để làm việc cả trong và ngoài nước, kiến thức học một lần không thể sử dụng suốt đời như trước đây.
- Ba là, sự phát triển của công nghệ thông tin và cách mạng 4.0 làm cho thế giới trở nên nhỏ bé và phẳng hơn, sự ảnh hưởng của một cá nhân, một tập thể, một quốc gia này tới một cá nhân, một tập thể, một quốc gia khác dễ dàng hơn. Cho nên, nhiều nước đã rất chú trọng tới việc phát triển xuất khẩu dịch vụ GDĐH, xem nó như là một ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng đem lại nguồn lực tài chính to lớn cho nên kinh tế quốc gia.
- Bốn là, tính cạnh tranh trong GDĐH được thể hiện ngày càng gay gắt hơn.
2.3.1.3. Xu hướng phát triển GDĐH dẫn tới thay đổi các quan điểm trong quản lý tài chính GDĐH
Xu hướng chung của GDĐH đã được tổng hợp bởi một nhóm chuyên gia quốc tế cao cấp về GDĐH [40], cụ thể như sau:
+ Xu hướng thứ nhất: Nhu cầu học tập ở ĐH không ngừng gia tăng; hệ thống trường ĐH ngày càng phát triển; đối tượng người học ngày càng đa dạng.
i) Số người có nhu cầu học tập bậc ĐH không ngừng gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự gia tăng này không chỉ do sự gia tăng cơ học của dân số ở mỗi quốc gia mà còn thể hiện nhu cầu mở rộng tri thức, được tiếp cận những công việc mang lại thu nhập tốt hơn trong thời đại nền kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm ưu thế.
ii) Đi đôi với sự gia tăng số trường ĐH là sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường Đại học trong và ngoài nước; Giữa các trường ĐH công lập và ĐH dân lập (tư thục) với các trường ĐH quốc tế đang hoạt động tại quốc gia.
iii) sự xuất hiện ngày càng nhiều các trường đào tạo chuyên ngành, chẳng hạn các trường ĐH kỹ thuật, kinh tế, y khoa… Để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận GDĐH, nhiều quốc gia đã quan tâm phát triển hệ thống các trường CĐ, ĐH cộng đồng, các hình thức đào tạo tại chức, từ xa, qua mạng.
iv) Cùng với sự gia tăng số người học ĐH là sự phát triển của đối tượng người học không/ phi chính quy, từ các quốc gia khác đến, từ các cộng đồng thiểu số và từ các tầng lớp xã hội khác nhau. Ở một số quốc gia, tỷ lệ người học là nữ cũng đang tăng lên nhanh chóng.
+ Xu hướng thứ hai: Nguồn tài chính đầu tư và GDĐH ngày càng phong phú; tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường ĐH ngày càng được tăng cường; mức độ tư nhân hoá GDĐH ngày càng tăng.
i) Mặc dù Chính phủ là nhà đầu tư chủ yếu cho GDĐH ở hầu hết các quốc gia song hiện nay ngày càng có nhiều nguồn tài chính khác giúp chia sẻ chi phí này: người học, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội/ phi Chính phủ trong và ngoài nước; sự tài trợ của quốc tế… Bản thân các trường ĐH cũng đang ngày càng nâng cao khả năng tăng nguồn thu thông qua các hoạt động đào tạo, NCKH, dịch vụ cộng đồng… ii) Các trường ĐH ngày càng được trao quyền quyết định nhiều hơn trên tất cả các mặt: học thuật, nhân sự, tài chính… Thông qua hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo nhân sự bậc ĐH ngày càng phổ biến ở tất cả các quốc gia, các trường ĐH cũng ý thức và thực hiện tốt hơn trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội.
+ Xu hướng thứ ba: Quy mô đầu tư của Nhà nước trong trường ĐH ngày càng gắn với chất lượng; mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn; chi phí đào tạo ĐH càng được chú ý.
i) Ở nhiều quốc gia, đầu tư cho ĐH từ Chính phủ không còn theo kiểu bình quân hay dựa vào số lượng sinh viên đầu vào mà căn cứ chủ yếu vào việc đạt được các chỉ số thực hiện thể hiện năng lực duy trì chất lượng của mỗi trường. Chẳng hạn tại Anh, sự phân bổ kinh phí ĐH được căn cứ trên kết quả kiểm toán các trường ĐH tiến hành bởi Cơ quan đảm bảo chất lượng GDĐH.
ii) Sự gia tăng số người học và chi phí thực tế trên mỗi người học đã buộc hầu hết các quốc gia đi đến giải pháp gia tăng mức đóng góp của người học thông qua nâng cao mức học phí. Bên cạnh sự gia tăng này, nhiều quốc gia đã thiết lập cơ chế cho phép người học vay nợ và trả dần sau khi tốt nghiệp
iii) Chi phí đào tạo ĐH được hiểu là tổng chi phí để ĐT một sinh viên ra trường, ngày càng tăng cao. Nhìn chung, mức tăng này còn cao hơn cả tỷ lệ lạm
phát bình quân của xã hội. Về bản chất, mức tăng này là kết quả của sự nhận thức ngày một đầy đủ hơn về các chi phí thực tế trong hoạt động của trường ĐH. Nhiều quốc gia đã có chính sách buộc các trường ĐH phải không ngừng cải tiến phương pháp quản lý, phục vụ để giảm bớt chi phí.
+ Xu hướng thứ tư: Xếp hạng các trường ĐH ngày càng được quan tâm
Một khi GDĐH trở thành thị trường, thì tất yếu khách hàng cần phải được cung cấp thông tin đầy đủ về các sản phẩm. Đa số người học không còn đủ thời gian và kiên nhẫn để nghiên cứu các báo cáo về chất lượng của các trường ĐH dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Họ mong muốn được nhìn thấy một kết quả xếp hạng tương đối giữa các trường để có thể đưa ra sự lựa chọn. Nhiều trường ĐH, tuy phản đối chuyện xếp hạng hoặc không đồng tình với bộ tiêu chí dùng để xếp hạng do các tổ chức độc lập đưa ra, họ cũng không thể thản nhiên đứng ngoài việc xếp hạng. Với nhiều trường ĐH, thà được có mặt trong bảng xếp hạng với những tiêu chí chưa đạt còn hơn là không có tên trong danh sách xếp hạng.
Tiến trình đại chúng hoá GDĐH đã làm thay đổi quan niệm cơ bản coi GDĐH có lợi ích công thuần tuý sang quan niệm GDĐH vừa có lợi ích công, vừa mang lại lợi ích tư. Đây là luận cứ cho việc quyết định chính sách tài chính đối với GDĐH nói chung và vai trò của các nguồn tài chính ngoài kinh phí NSNN cấp cho các trường ĐHCL. Các chính sách tài chính được xem xét đến khi vận dụng triết lý này là vấn đề cơ cấu lại ngân sách kết hợp với huy động các nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho các trường ĐHCL, hay vấn đề chia sẻ chi phí và nguyên tắc xác định học phí.
Sự phát triển của GDĐH cùng với quan điểm thừa nhận GDĐH là một loại hàng hoá cá nhân đặc biệt là cơ sở để dịch vụ GDĐH có định hướng thị trường và chịu tác động của thị trường. Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL bị ảnh hưởng và cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật tất yếu của thị trường.
2.3.2. Các nhân tố bên trong
2.3.2.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục - đào tạo
Chính sách của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục là một trong những yếu tố tác động lớn tới việc huy động nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục -
đào tạo. Bởi lẽ trong những điều kiện lịch sử cụ thể mà Đảng và Nhà nước có các chính sách đối với giáo dục - đào tạo, từ đó mà nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo theo đó cũng có những thay đổi đáng kể.
Khi có các chủ trương, chính sách đối với sự nghiệp phát triển GDĐH phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH tăng cường huy động các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo theo nhu cầu phát triển. Từ đó các cơ sở GDĐH có khả năng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục; mặt khác làm giảm gánh nặng cho NSNN.
2.3.2.2. Trình độ phát triển KT - XH và mức thu nhập của người dân
Trình độ phát triển KT - XH có ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Phát triển kinh tế như sự gia tăng về sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và tăng mức sống của người dân là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến thực hiện chủ trương "Toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục" cũng như việc thực hiện xã hội hoá GDĐH.
Nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao sẽ tạo tiền đề tốt thực hiện huy động toàn xã hội tham gia đóng góp nguồn lực cho phát triển giáo dục. Ngược lại, nền kinh tế kém phát triển, thu nhập người dân thấp, thì việc huy động tham gia đầu tư cho giáo dục hạn chế.
2.3.2.3. Định hướng phát triển các trường ĐHCL.
Đây chính là nền tảng để Nhà nước ban hành các thể chế chính sách nhằm đảm bảo thực hiện đúng định hướng đã đề ra, đặc biệt là vấn đề phân tầng hệ thống GDĐH. Các chính sách, quy định pháp lý về cơ chế quản lý tài chính cũng sẽ được xây dựng hướng tới mục tiêu này như chính sách cần ưu tiên nguồn lực đầu tư, chính sách tăng quyền tự chủ trong đào tạo chất lượng cao,.,.
2.3.2.4. Tư duy, quan điểm của các nhà quản lý giáo dục đại học, năng lực quản lý tài chính của các chủ thể tham gia vận hành cơ chế quản lý tài chính
Tư duy, quan điểm của các nhà quản lý giáo dục đại học đặc biệt là của ban giám hiệu trong các trường đại học công lập có ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục Đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Bên
cạnh đó, năng lực của chủ thể quản lý sẽ quyết định vai trò thực sự khi vận hành cơ chế quản lý tài chính. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính. Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả; tư duy lãnh đạo của các cấp quản lý phải theo nền kinh tế thị trường, năng động, sáng tạo. Năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản lý tài chính trong các trường đại học công lập sẽ quyết định hiệu quả vận hành của cơ chế tài chính.