Những điều đã đạt được của bộ phận KTNB:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

3.1 .Nhận xét

3.1.1. Những điều đã đạt được của bộ phận KTNB:

Thứ nhất, Nghị định 05/2019/NĐ-CP về KTNB được Chính phủ ban hành vào ngày 22/01/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/04/2019 đưa ra một khung pháp lý về KTNB quy định vai trò, trách nhiệm của bộ phận KTNB và các bên liên quan. Trong đó thể hiện mục tiêu chính của KTNB là đảm bảo và tư vấn độc lập về hiệu quả và hiệu lực của quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và KSNB.

Thứ hai, trong các chương trình KTNB tại các doanh nghiệp, mục tiêu kiểm toán hoạt động luôn được gắn liền với mục tiêu KTNB. Đó là sự soát xét và đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động quản trị, quá trình sử dụng các nguồn lực, mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được với mục tiêu hoạt động.

Thứ ba, KTNB đã thực hiện được chức năng chủ yếu là đưa ra sự đảm bảo và tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến công tác quản lý rủi ro, hiệu quả của hệ thống quản trị và hiệu lực KSNB; tìm kiếm những bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp chấn chỉnh nhằm mục tiêu bảo vệ tài sản; giám sát và đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro của doanh nghiệp, đồng thời báo cáo những phát hiện cho nhà quản trị cấp cao.

Thứ tư, bộ phận KTNB đã thực sự phát huy được tính tự lực, tích cực chủ động trong công tác kiếm toán đầy đủ các bước, quy trình kiểm toán để có thể dễ dàng phát hiện những sai phạm, những sự bất hợp lý từ đó có những kiến nghị để chỉnh sửa kịp thời, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng tại những doanh nghiệp lớn (thường là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán) có bộ máy KTNB với nhân sự đồng đều về chuyên môn, đầy đủ kỹ năng cần thiết trên tất cả các mặt nghiệp vụ tại doanh nghiệp.

Thứ năm, ảnh hưởng của nhà quản trị cấp cao tới bộ phận KTNB trên hai khía cạnh là tổ chức bộ máy kiểm toán và tổ chức công tác kiểm toán. Nhà quản trị cấp cao tác động chủ yếu tới KTNB ở việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy KTNB trong doanh nghiệp như lựa chọn mô hình tổ chức, kiểm toán viên, mối quan hệ giữa KTNB với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Có thể thấy nhà quản trị cấp cao có sự quan tâm tới một số yếu tố như lựa chọn và đào tạo nhân lực; mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong việc thực hiện kiểm toán; phê chuẩn và quyết định cuộc kiểm toán.

Tóm lại, KTNB và nhà quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ hai chiều. KTNB hỗ trợ nhà quản trị cấp cao bằng cách cung cấp sự đảm bảo và tư vấn về những vấn đề hoạt động có liên quan trong doanh nghiệp, đồng thời nhà quản trị cấp cao lại có những tác động trong việc hỗ trợ KTNB thực hiện hiệu quả chức năng của KTNB.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w