Những hạn chế cơ bản của KTN Bở các doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 30)

3.1 .Nhận xét

3.1.2. Những hạn chế cơ bản của KTN Bở các doanh nghiệp hiện nay

Thứ nhất, nhiều đơn vị chưa có sự nhận thức đúng đắn về KTNB cũng như chưa nhận thấy rõ ràng tính thiết thực, vai trò của KTNB vì vậy các đơn vị vẫn chưa tập trung tổ chức và phát triển bộ phận KSNB, chưa có những sự nhìn nhận đúng đắn về cách thức tổ chức, xây dựng mô hình sao cho hiệu quả và phù hợp.

Thứ hai, nội dung KTNB nhiều đơn vị còn chưa đi đúng vào bản chất, trọng tâm vấn đề cót lõi. Việc tập hợp thông tin của kiểm toán viên tại nhiều doanh nghiệp còn chưa tập trung vào các hoạt động có rủi ro cao. Điều này là do đặc điểm khối lượng tài liêu kiểm toán nhiều, địa điểm phát sinh ở khắp các chi nhánh doanh nghiệp, hoạt động theo mô hình tổ chức phân tán.

Thứ ba, lĩnh vực KTNB chưa thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chưa có hệ thống đánh giá chất lượng của KTNB để có những phương pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ tư, chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho lĩnh vực KTNB vẫn chưa được ban hành, vì vậy kiểm toán các đơn vị phải tự xây dựng dẫn đến khó để đánh giá, kiểm soát chất lượng. Như vậy dẫn tới tình trạng chương trình KTNB chưa ghi rõ ràng phần việccần thực hiện, ảnh hướng tới kết quả kiểm toán không đạt được như kì vọng, mất nhiều thời gian khi thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán.

Thứ năm, khi kiểm toán viên thực hiện công tác kiểm toán chưa nhận được sự hợp tác nhiệt tình từ các doanh nghiệp chi nhánh trong việc cung cấp số liệu, thông tin. Điều này do hệ thống kiểm toán chưa có sự độc lập nhất định, dẫn đến hiện tượng xem nhẹ vai trò công tác KTNB.

3.2. Các biện pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện KTNB trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Thiết lập bộ phận KTNB hiện nay là xu hướng tất yếu và là nhu cầu cần thiết tại mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên cần có những giải pháp để cải thiện nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Để làm được điều này thì cần có sự chung tay trong việc thay đổi nhận thức từ phía Nhà nước đến những nhà quản trị trong doanh nghiệp.

3.1.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Như vậy, từ năm 1997 đến nay, quan điểm và nhận thức về KTNB trong các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, thể hiện xu hướng hội nhập với thông lệ quốc tế về KTNB và đáp ứng các yêu cầu về quản lý và kiểm soát của Nhà nước. Tuy nhiên, để có thể phát huy vai trò và giá trị thực sự của KTNB các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế, KTNB ở nước ta cần tiến hành hàng loạt các giải pháp từ xây dựng các quy chế, quy trình cho từng phần hành kiểm toán đồng thời phải xây dựng hệ thống pháp lý cho kiểm toán nói chung cho tới tập huấn những nội dung và kỹ thuật cơ bản của KTNB cho kiểm toán viên nói riêng.

Thứ nhất, cần phải thành lập hiệp hội nghề cho loại hình KTNB như mô hình hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Chức năng chủ yếu của hiệp hội là hướng dẫn, đào tọa chuyên sâu nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra chất lượng KTNB. Cụ thể với điều kiện hoạt động KTNB Việt Nam hiện nay, có thể hình thành một chi hội nằm trong tôt chức VACPA, đồng thời có thêm những điều kiện hoạt động sao cho phù hợp với đặc trưng riêng của KTNB.

Thứ hai, tổ chức chương trình đạo tạo và các kì thi nhằm nâng cao khả năng chuyên môn và tính chuyên nghiệp cho các kiểm toán viên nội bộ. Cụ thể, tổ chức chương trình đạo các chứng chỉ KTNB được quốc tế công nhận như chứng chỉ CIA, tổ chức kì thi sát hạch và cấp tại Việt Nam. Điều này sẽ thể hiện sự quan tâm đúng hướng

của Nhà nước tới chất lượng cho đội ngũ kiểm toán viên nội bộ.

Thứ ba, về vấn đề chuẩn mực hóa trong KTNB. Thực tế KTNB ở một số đơn vị thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, tạo ra sự trùng lặp và không đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Vì vậy việc chuẩn mực hóa những hoạt động kiểm toán là điều cần thiết để có thể giải quyết những vấn đề tương tự có thể phát sinh, đặc biệt tại doanh nghiệp có hoạt động phân tán.

3.1.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Như vậy, vẫn còn tồn tại sự hạn chế trong mối quan hệ qua lại giữa KTNB với nhà quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp Việt Nam. Để cải thiện hiệu quả hoạt động của KTNB từ đó hỗ trợ tốt hơn cho nhà quản trị cấp cao trong quá trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và hoạt động KSNB thì cần có sự nhận thức và thay đổi từ cả phía bộ phận kiểm toán và nhà quản trị cấp cao.

3.2.2.1. Về phía nhà quản trị cấp cao

Thứ nhất, nhà quản trị cấp cao cần nhận thức rõ hơn KTNB là một trong rất nhiều công cụ quản lý, tuy nhiên KTNB có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý của doanh nghiệp, quản trị rủi ro và đánh giá hiệu lực KSNB. Do vậy nhà quản trị cấp cao cần hiểu rõ các hoạt động KTNB thực hiện các chức năng như thế nào để từ đó có thể đưa ra những sự hỗ trợ một cách hiệu quả trong việc vận hành hoạt động KTNB. Việc hình thành một cơ chế phối hợp giữa quản lý các cấp với KTNB để hiện thực hóa các đề xuất của KTNB. Quy chế KTNB cần quy định kiểm toán viên được làm những gì. Trong đó phải trình bày được những vấn đề sau:

 Liệt kê những yếu tố hoặc hoạt động mà nhà quản trị, ban giám đốc mong muốn được đảm bảo.

 KTNB được quyền kiểm tra các hoạt động của đơn vị nhằm mục đích đánh giá hoạt động KSNB và có cơ hội cải thiện chúng.

Sự phối hợp của KTNB với các bộ phận trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng tác động tới kết quả và quá trình thực thi các đề xuất kiểm toán. Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp cao cần phải tránh các nhận thức sai lầm về tính trùng lặp hoặc lồng ghép chức năng của hoạt động KTNB với hoạt động KSNB để có sự phân bổ nguồn lực và lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp.

Thứ hai, trong một số trường hợp nhất định KTNB có tính đặc thù riêng và nhà quản trị cấp cao cần có những sự điều chỉnh để bộ phận KTNB có thể hoạt động sao cho phù hợp với môi trường doanh nghiệp có sự biến đổi. Bộ phận KTNB ban đầu mang tính luật định, ép buộc do các quy đinh pháp lý nhiều hơn thì bây giờ phải thay đổi suy nghĩ, tư tưởng việc hình thành phải xuất phát từ nhu cầu quản lý doanh nghiệp, quản trị rủi ro và đánh giá hiệu lực KSNB bao gồm xem xét tới tình hình hoạt động hiện tại và những chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp cao cần có lộ trình hướng tới sự phát triển của bộ phận KTNB trong chiến lược phát triển của công ty. Có thể thấy đây là vấn đề nhà quản trị cấp cao cần có sự suy xét thận trọng, tránh tình trạng thành lập bộ phận KTNB nhưng lại không có đủ kiểm toán viên, không tổ chức thực hiện đúng công việc, không có sự hỗ trợ cho nhà quản trị, …

Thứ ba, nhà quản trị cấp cao cần phải xác định mục tiêu thích hợp cho hoạt động KTNB. Mục tiêu của KTNB không thể được xây dựng chung chung mà cần cụ thể theo lĩnh vực hoạt động và phù hợp với doanh nghiệp. Hiện tại mục tiêu của bộ phận KTNB tại các doanh nghiệp Việt Nam còn chung chung hoặc đã cụ thể nhưng không bắt kịp với sự thay đổi của quy trình quản lý công ty, quản trị rủi ro và hoạt động KSNB trong một môi trường kinh doanh có nhiều biến động. Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp cao cần phải nắm bắt trọng tâm hoạt động kiểm toán trong điều kiện hiện tại và xu hướng thay đổi của doanh nghiệp vì đây là cơ sở quan trọng trong sự thay đổi và phát triển bộ phận KTNB.

Thứ tư, tại các đơn vị, cơ quan vẫn chưa phổ biến hoạt động đánh giá những hoạt động đã thực hiện của KTNB để có cái nhìn chính xác về công việc của bộ phận KTNB. Tại một số đơn vị, bộ phận KTNB đã bị nhập cùng với bộ phận Pháp chế của công ty. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng kiểm toán độc lập có thể thay thế và làm việc tốt hơn so với KTNB. Chính vì vậy bộ phận KTNB cần được đánh giá một cách chính xác, khách quan:

Về nội dung: bộ phận KTNB cần được đánh giá theo ba nhân tố tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả.

những cơ sở như:

 Báo cáo của trưởng bộ phận kế toán  Phân tích chi phí/lợi ích

 Đánh giá từ phía nhà quản lý cấp cao

 Tổng hợp những đề xuất để cải thiện bộ phận KTNB  Phản hồi của các bộ phận hoặc hoạt động được kiểm toán  Đối chiếu kế quả thực tế với kế hoạch ban đầu

 Phương án đào tạo, phát triển nâng cao năng lực của kiểm toán viên  Những mục tiêu riêng lẻ của đơn vị

3.2.2.2. Về phía bộ phận KTNB

Thứ nhất, để có thể phát huy vai trò hỗ trợ của KTNB cho nhà quản trị cấp cao, hoạt động kiểm toán cần phải đi vào bản chất của KTNB. Như vậy, KTNB phải nắm bắt được nhu cầu của nhà quản trị cấp cao từ đó đưa ra các cách thức hoạt động nhằm hỗ trợ tối ưu cho nhà quản trị. KTNB cần cung cấp sự đảm bảo cho hoạt động quản trị của doanh nghiệp hoặc đưa ra ý kiến để tư vấn cho nhà quản trị cấp cao về những vấn đề liên quan. Khi môi trường hoạt động có sự biến đổi, KTNB cần có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với điều kiện mới của doanh nghiệp. Sự thay đổi được thể hiện trong nội dung kiểm toán và kỹ thuật kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán.

Thứ hai, bộ phận KTNB cần phải nâng tầm hoạt động thành hoạt động chuyên chuyên nghiệp. Đây chính là xu hướng phát triển của KTNB trên toàn thế giới trong hệ thống kiểm toán nói chung. Tuy nhiên, với tính hình các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại, KTNB cần hoàn thiện những yếu tố cấu thành một tổ chức KTNB hoàn chỉnh: cơ cấu tổ chức bộ phận KTNB; số lượng và chất lượng kiểm toán viên nội bộ; ban hành và sửa đổi quy chế KTNB; ban hành, sửa đổi và hoàn hiện quy trình kiểm toán phù hợp; tổ chức và vận dụng phương pháp kiểm toán chuẩn mực, cập nhập theo xu hướng toàn cầu, …

Thứ ba, về phạm vi KTNB, kiểm toán viên cần ước tính khối lượng công việc có liên quan tới sự đảm bảo các điều kiện trong quy chế kiểm toán và xem xét theo tất cả hệ thống trong đơn vị trên cở sở ý kiến của các chuyên gia. Chẳng hạn, khi xem xét thời gian thực hiện, trước hết kiểm toán viên phải có hiểu biết về đơn vị và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Xét trên khía cạnh doanh nghiệp với rất nhiều tổng công ty,

các công ty thành viên, công ty liên doanh liên kết, các đơn vị bộ phận chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố về địa lý. Ngoài ra, theo đặc thù hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động kinh tế chịu tác động bởi nhiều yếu tố như chính sách, xuất nhập khẩu, … chưa đựng nhiều rủi ro. Với sự hạn chế về nguồn lực thì KTNB phải xác định được trọng tâm phù hợp của cuộc kiểm toán mới có thể đạt được mục tiêu. Như vậy, một đề xuất trong việc xác định được phạm vi kiểm toán phù hợp là kiểm toán viên cần dựa trên phân tích rủi ro, trọng tâm của cuộc kiểm toán phải được tập trung và ưu tiên những hoạt động có rủi ro cao.

KẾT LUẬN

Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, KTNB đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, KTNB đã thực sự khẳng định vai trò, vị trí của mình và phản ánh chức năng rõ ràng và nổi bật là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đạt tới các mục tiêu. KTNB là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả hoạt động cũng như quản trị rủi ro, tính hiệu lực của KSNB tại đơn vị kinh doanh. Việc sử dụng KTNB để nâng cao hiệu quả quản lý đã trở thành xu hướng của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Bộ phận KTNB đã được triển khai rộng rãi tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết và các ngân hàng thương mại do đặc thù ngành nghề cũng như nhu cầu về thông tin. Một số doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác KTNB, đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị cấp cao, tuy nhiên KTNB tại nhiều đơn vị chưa thực sự hiệu quả do nhận thức của các nhà quản trị về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của KTNB còn chưa đúng đắn. Điều này dẫn tới việc tổ chức bộ phận KTNB trong doanh nghiệp còn mang nặng tính hình thức, thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả thu được còn hạn chế, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhận định KTNB là một khoản chi rất lãng phí, chưa thực sự cần thiết tổ chức loại hình kiểm toán này trong doanh nghiệp. Bộ phận KTNB tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển, hệ thống quản lý chưa có sự đồng bộ, chất lượng hoạt động còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu. Vì vậy, KTNB cần được quan tâm một cách thích đáng từ góc độ quản lý Nhà nước và các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Bài viết đã phần nào tổng hợp cơ sở lý luận về hoạt động KTNB, cập nhập những nội dung thực tiễn KTNB tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận xét chủ quan của tác giá, những kiến nghị cho quản lý Nhà nước, các nhà quản trị cấp cao nói chung và bộ phận KTNB nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước

1. Bộ Tài chính (1997), Quyết định Số 832/TC/QĐ/CĐKT, về việc ban hành quy chế KTNB, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1997.

2. Bộ Tài chính (1998a), Thông tư Số 52/1998/TT-BTC, hướng dẫn tổ chức bộ máy KTNB tại doanh nghiệp nhà nước, ban hành ngày 16 tháng 4 năm 1998. 3. Bộ Tài chính (1998b), Thông tư Số 171/1998/TC-NTC, hướng dẫn tổ chức bộ

phận KTNB trong các doanh nghiệp nhà nước, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 1998.

4. Bộ tài chính (2019), Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về KTNB, ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2019.

5. Chính phủ (1996), Nghị định Số 59/1996/NĐ-CP, ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định Số 59/CP, ngày 3 tháng 10 năm 1996 nhà nước phải được kiểm tra và đảm bảo bởi kiểm toán độc lập hoặc bộ phận KTNB.

6. Công ty TNHH PwC Việt Nam và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (2020), “Các hỏi - đáp thường gặp về việc thiết lập và duy trì một chức năng Kiểm toán nội bộ hiệu quả ở Việt Nam trong các doanh nghiệp niêm yết”, Tài liệu tham khảo về KTNB.

7. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh – PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

(2017),Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

8. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (Chủ biên) (2009), Giáo trình Kiểm toán hoạt động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w