.Các trường hợp bồi thường khi Nhà nước THĐ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 26 - 30)

Bồi thường về đất Bồi thường tài sản trên đất

-Thu hồi: đất ở.

-Thu hồi: đất nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức kinh tế, HGĐ, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.

-Thu hồi: đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) của các cá nhân, tổ chức kinh tế, HGĐ, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, người VN định cư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, DN có vốn đầu tư nước ngoài.

-Nhà ở, công trình XD hợp pháp trên đất bị thu hồi.

-Cây trồng và vật nuôi.

-Đất thuộc hành lang an toàn khi XD công trình có hành lang bảo vệ an toàn. -Chi phí di dời.

Đất ở

Theo Đ.6 của NĐ số 47/2014/NĐ-CP khi Nhà nước THĐ ở thì bồi thường về đất được tính như sau:

-HGĐ, cá nhân, tổ chức đang SDĐ ở, người VN định cư nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền SDĐ tại Việt nam khi Nhà nước THĐ ở có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì được bồi thường theo 02 phương án sau:

Phương án 1: Bồi thường bằng đất ở mới hoặc nhà TĐC

+Đất ở bị thu hồi hết hoặc chưa thu hồi hết có phần diện tích đất ở còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh.

+Các HGĐ, cá nhân không còn đất, nhà ở nào khác trong địa bàn xã nơi có đất ở thu hồi.

Phương án 2: Bồi thường bằng tiền

+Đất ở đã bị thu hồi hết hoặc chưa bị thu hồi hết có phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh.

+Các HGĐ, cá nhân còn đất, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.

Lưu ý: Nếu người SDĐ không có nhu cầu được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở TĐC thì sẽ được NN bồi thường bằng tiền mặt. Mức tiền để bồi thường tính theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm ban hành quyết định THĐ.

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

Đất phi nông nghiệp không là đất ở được bồi thường nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Đ.75 LĐĐ năm 2013 thì được bồi thường.

Phương án bồi thường:

Phương án 1: Khi địa phương có quỹ đất để bồi thường (ưu tiên áp dụng) thì bồi thường bằng đất có cùng mục đích sd.

Phương án 2: Nếu địa phương không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền mặt theo thời hạn SDĐ còn lại đối với SDĐ có thời hạn.

1.5.1.4.Tiền đền bù về nhà ở khi THĐ

Đối tượng 1:Nhà ở thuộc sở hữu của HGĐ, cá nhân.

Theo Đ.89 của LĐĐ năm 2013, khi Nhà nước THĐ thì tiền bồi thường về nhà ở và công trình khác gắn liền với đất được tính theo từng trường hợp cụ thể:

Thứ nhất: Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt

-HGĐ, các cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài là chủ sở hữu sẽ được bồi thường bằng giá trị xây mới nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương khi nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt khác gắn liền với đất của họ phải tháo dỡ toàn bộ hoặc tháo dỡ một phần mà phần đất còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật tuân theo quy định của pháp luật.

-Phần đất còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật tuân theo quy định thì sẽ được bồi thường theo thiệt hại thực tế (thiệt hại bao nhiêu-bồi thường bấy nhiêu).

Nhà ở, công trình khác không phục vụ sinh hoạt

Theo Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP nhà ở, công trình xây dựng khác khi Nhà nước THĐ thì được bồi thường theo mức độ thiệt hại:

-Khi tháo dỡ toàn bộ hoặc phần còn lại không đảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật -Khoản tiền được tính bằng tỷ lệ % theo giá trị hiện có của nhà ở, công trình do UBND tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới.

Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộị

Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp trên thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới. Đối tượng 2: Nhà ở thuộc sở hữu NN

Theo Đ.14 NĐ số 47/2014/NĐ-CP người đang sd nhà ở thuộc sở hữu NN thì được bồi thường như sau:

-Người đang sd nhà ở thuộc sở hữu NN (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi đất bị thu hồi, thì người đang thuê nhà:

+Không được tính bồi thường với diện tích nhà ở thuộc sở hữu NN và diện tích cơi nới trái phép,

+Được bồi thường chi phí tự sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; +UBND từng tỉnh quy định mức tiền bồi thường cụ thể.

-Người đang sd nhà ở thuộc sở hữu NN bị phá dỡ thì người đang sd được: +Được thuê nhà ở tại nơi TĐC; giá thuê bằng với giá thuê nhà ở thuộc sở hữu NN; nhà thuê tại nơi TĐC được NN bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu NN cho người đang thuê.

+Trường hợp đặc biệt, nếu không có nhà TĐC để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở mới với mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.

1.5.1.5.Bồi thường về cây trồng vật nuôi Bồi thường về cây trồng:

Theo K.1 Đ.90 của LĐĐ năm 2013 khi Nhà nước THĐ mà gây thiệt hại đối với cây trồng, bồi thường được tính như sau:

TH 1: Cây trồng hàng năm

-Mức tiền bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.

-Sản lượng của vụ thu hoạch được có giá trị tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm THĐ.

TH 2: Cây trồng lâu năm

-Mức giá bồi thường tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm ban hành quyết định THĐ mà không bao gồm giá trị quyền SDĐ.

-Ngoài tiền bồi thường về đất thì còn được bồi thường về cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Ở từng địa phương, giá của vườn cây lâu năm tại mỗi thời điểm là khác nhau.

TH 3: Cây trồng có thể di dời đến nơi khác

-Cây trồng chưa được thu hoạch nhưng có thể di dời đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di dời và thiệt hại thực tế do phải di dời, trồng lại.

-Thông thường, việc bồi thường đối với cây trồng có thể di dời đến nơi khác được áp dụng với các loại cây trồng lâu năm.

TH 4: Bồi thường về rừng

Đối với cây rừng được trồng bằng nguồn vốn ngân sách NN, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, HGĐ, các cá nhân trồngbảo vệ, chăm sóc và quản lý thì được bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Bồi thường về vật nuôi:

Khi Nhà nước THĐ làm thiệt hại đến vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường được tính như sau:

-Vật nuôi là thủy sản (tại thời điểm thu hồi đất) khi đã đến thời kỳ thu hoạch thì sẽ không được bồi thường.

-Vật nuôi là thủy sản (tại thời điểm thu hồi đất) nếu chưa đến thời kỳ thu hoạch thì bồi thường như sau:

+Trường hợp người chủ có thể thu hoạch sớm thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm.

+Trường hợp có thể di dời đến nơi mới thì được bồi thường chi phí di dời và thiệt hại do di dờin gây ra.

1.5.2.Quy định hỗ trợ & tái định cư

Các trường hợp được hỗ trợ nhà ở TĐC được quy định tại Đ.6 của NĐ số 47/2014/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w