.Các trường hợp được hỗ trợ TĐC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 30 - 55)

TH 1

-Các cá nhân, HGĐ đang sử dụng đất ở, người VN định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền SDĐ tại Việt Nam khi Nhà nước THĐ ở mà đã có sổ đỏ hoặc có điều kiện cấp sổ thì được bồi thường bằng đất hoặc nhà ở TĐC.

-Điều kiện áp dụng:

+Khi thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở đáp ứng theo quy định của UBND tỉnh.

+Khi không có đất, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.

Lưu ý: Các cá nhân, HGĐ, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không có nhu cầu được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở TĐC thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền mặt.

TH 2

Trường hợp nhiều HGĐ có chung quyền sử dụng 01 thửa đất ở thu hồi thì UBND tỉnh căn cứ vào quỹ đất, nhà ở TĐC và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở TĐC cho từng HGĐ.

TH 3

Các cá nhân, HGĐ sử dụng đất nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí TĐC.

TH 4

Thu hồi đất nằm trong khu vực bị ONMT có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng bởi thiên tai thời tiết khác đe dọa tính mạng con người (theo K1 Đ.16 Nghị định số 47).

thường theo quy định.

Việc hỗ trợ phải bảo đảm công khai, kịp thời, công bằng, khách quan và phải đúng theo quy định của pháp luật. Các khoản hỗ trợ khi thực hiện THĐ bao gồm: Hỗ trợ TĐC đối với trường hợp thu hồi đất ở của các cá nhân, HGĐ phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp THĐ nông nghiệp của các cá nhân, HGĐ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; THĐ ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của HGĐ, cá nhân mà phải di dời chỗ ở; Hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ khác.

1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác BT,HT&TĐC

1.6.1. Nội dung của chính sách

Mỗi chính sách của NN đều chứa đựng các nội dung và mức độ tác động đến quá trình thực thi chính sách. Những nội dung này có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằng chính sách và quá trình thực thi chính sách phụ thuộc rất nhiều vào nội dụng chính sách muốn hướng tới để giải quyết. Với công tác BT,HT&TĐC cũng như thế, nếu nội dung chính sách BT,HT&TĐC đơn giản, liên quan đến ít đối tượng thì công tác tổ chức và thực hiện chính sách sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các vấn đề phức tạp có quan hệ lợi ích với nhiều đối tượng trong toàn xã hội. Song song với đó, tính chất cấp bách của công tác BT,HT&TĐC cũng tác động rất lớn đến quá trình thực thi chính sách. Nếu những nội dung của chính sách BT,HT&TĐC là những vấn đề bức xúc đối với địa phương đó thì sẽ được Nhà nước và xã hội ưu tiên các nguồn lực cho thực hiện chính sách.

1.6.2. Yếu tố về môi trường và thị trường BĐS

-Thị trường BĐS là nơi hoạt động mua bán, trao đổi, thế chấp, cho thuê, chuyển nhượng quyển sử dụng BĐS theo quy luật thị trường có sự quản lý của NN.

-Thị trường BĐS là tổng hoà các giao dịch dân sự về BĐS tại một địa bàn nhất định và trong khoản thời gian nhất định.

-Theo giáo trình TTBĐS của Đại học Kinh tế quốc dân: “TTBĐS là nơi diễn ra các hoạt động mua-bán, chuyển nhượng, sát nhập, thế chấp ,cho thuê và các dịch vụ liên quan đến tư vấn, môi giới... giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý NN đối với TTBĐS có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay

kìm hãm HĐKD đối với TTBĐS”.

Giá của BĐS luôn luôn biến đổi, nó có tác động mạnh mẽ đến thị trường và tác động lên giá đất để tính toán cho việc bồi thường khi thu hồi đất

Khi thị trường BĐS phát triển, sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác THĐ, GPMB thông qua việc nhanh chóng xác định được hệ số “K” qua giá chuyển nhượng quyền SDĐ thực tế trên thị trường. Việc xác định được tính hợp pháp hay không hợp pháp, thời gian chuyển nhượng, mua bán, giá nhà và đất. Trong thị trường BĐS, các quan hệ mua bán nhà đất được công khai và các thông tin này luôn được kiểm soát và cập nhật trong cơ quan quản lý thuế. Giá đất bồi thường, hỗ trợ được xác định trên cơ sở giá đất do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số điều chỉnh “K”. Hệ số điều chỉnh “K” xác định chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi so với giá đất do UBND tỉnh ban hành hoặc trên cơ sở quan hệ tỷ lệ giữa giá chuyển nhượng quyền SDĐ trên thực tế so với giá đất do UBND tỉnh ban hành. Việc xác định hệ số “K” có chính xác hay không còn tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ. Hiện nay vẫn chưa có thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ (nhất là đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp còn chưa phát triển). Việc xác định khả cho năng sinh lợi trong SXNN, sản xuất lâm nghiệp trên cơ sở giá trị sản lượng nông- lâm nghiệp, lợi nhuận tạo ra cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trên thực tế, nó chủ yếu là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền SDĐ nông-lâm nghiệp không hợp pháp sang mục đích sử dụng khác ở khu vực ven đô. Các mối quan hệ mua bán nhà ở, quyền SDĐ diễn ra phổ biến nhưng nó diễn ra với một quá trình “ngầm” , nằm ngoài sự kiểm soát của NN. Do đó, việc hình thành và phát triển thị trường BĐS, đưa các quan hệ giao dịch về nhà đất (quan hệ mua - bán, chuyển đổi, thuê, cho thuê, chuyển nhượng quyền SDĐ và quyền sở hữu nhà ở) công khai trên thị trường và có sự điều tiết, kiểm soát của NN sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc xác định giá đất để tính bồi thường, việc quản lý NN về đất đai và chắc chắn việc này sẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho NN cũng như người dân và xã hội.

1.6.3.Yếu tố liên quan đến đội ngũ cán bộ thực hiện

Công tác thực hiện có ảnh hưởng rất lớn bởi những người cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình này và do đó trình độ của họ ảnh hưởng rất lớn đến công tác GPMB. Đội ngũ cán bộ có tác động làm cho quá trình diễn ra nhanh hay chậm,

nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, và áp dụng các chính sách liên quan nên cần phải có một trình độ cao, có chuyên môn và kinh nghiệm. Ngoài ra cần phải có tổ chức, phải có đạo đức nghề nghiệp và phải có trách nhiệm trong công việc.

1.6.4.Yếu tố liên quan đến người SDĐ

Để công tác được diễn ra hay không, chậm hay nhanh không thiếu được sự ảnh hưởng trực tiếp từ phía người dân có đất bị thu hồi. Vấn đề hiểu biết về pháp luật đất đai hay việc hài lòng về mức tiền nhận bồi thường cũng như sự hỗ trợ và TĐC của NN là yếu tố rút ngắn hay kéo dài thời gian thực hiện dự án cũng như những rắc rối do không hợp tác, mâu thuẫn, xích mích, kiện cáo giữa các chủ thể liên quan.

1.6.5.Các yếu tố khác

-Khả năng về vốn cũng như năng lực, trình độ của chủ đầu tư cũng tác động không nhỏ đến công tác BT,HT&TĐC.

-Khó khăn ở địa phương có dự án thu hồi đất do chưa có quỹ đất để TĐC, việc hỗ trợ giúp người dân bị mất đất thay đổi nghề nghiệp (nhất là đất nông nghiệp) cũng rất khó khăn khi họ đã quen với sản xuất nông nghiệp, khi mất đất họ không còn đất để canh tác và họ sẽ bị thất nghiệp. Do đó, NN cần phải giúp họ học nghề mới để đáp ứng nhu cầu mưu sinh nhưng cũng cần phải dùng tới nguồn kinh phí rất lớn mà hầu như cách giải quyết cho việc này lại là trả bằng tiền mặt...

1.7. Kinh nghiệm trong công tác đền bù, hỗ trợ & tái định cư tại một số địa phương

1.7.1.Thực tiễn công tác BT,HT&TĐC tại một số huyện

Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc:

UBND huyện “Tam Đảo” tích cực vào cuộc và quyết liệt chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ cho công tác bồi thường, GPMB, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện của các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện, tạo tiền đề để địa phương hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH.

Tổng số dự án do UBND huyện đang triển khai thực hiện bồi thường GPMB là 37 (dự án), trong đó gồm 10 (dự án) trọng điểm của tỉnh, 8 (dự án) do các sở, ngành làm chủ đầu tư; 10 (dự án) do UBND huyện làm chủ đầu tư; 9 (dự án) do UBND các xã làm chủ đầu tư. Tổng diện tích phải bồi thường và hỗ trợ trên 225ha,

tổng số tiền bồi thường và hỗ trợ tương ứng là hơn 807 (tỷ đồng) cho khoảng 7,6 nghìn lượt hộ, bố trí đất TĐC cho 521 hộ.

Toàn huyện đã thực hiện bồi thường và hỗ trợ được hơn 100ha đất, với tổng số tiền đã bồi thường, hỗ trợ gần 300 (tỷ đồng). Số lượng công việc cần thực hiện trong năm 2018 là rất lớn. Do vậy, huyện Tam Đảo đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Ðảng, của Nhà nước về công tác BT,HT&TĐC cho các cán bộ, người dân trong khu vực có đất thu hồi để người dân tự giác chấp hành cũng như tham gia giám sát việc thực hiện chính sách BT,HT&TĐC.

UBND huyện chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác dân vận trong GPMB, cùng với phương châm thực hiện là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngay từ giai đoạn công bố quyết định quy hoạch, triển khai dự án. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn đã dành nhiều thời gian trực tiếp xuống địa bàn các thôn dân cư, nơi có dự án thu hồi để nắm bắt kịp thời tình hình thực tế, gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của người dân; tổ chức các cuộc đối thoại để giải quyết thấu tình, đạt lý và kịp thời cho các kiến nghị của người dân. Đoàn thể xã cùng với chính quyền xã, thôn cùng vào cuộc để tuyên truyền, vận động đến từng HGĐ. Qua đó có nhiều hộ dân trước đây chưa đồng tình, phản đối nay đã có sự chuyển biến trong nhận thức, chấp thuận nhận tiền và bàn giao lại mặt bằng đất cho các chủ thầu.

Đến hơn 98(%) diện tích đất nông nghiệp đã được GPMB, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trên 116 (tỷ đồng); bồi thường và hỗ trợ cho hơn 2.400 (m2) diện tích đất ở và đất rừng sản xuất. Hiện tại vẫn còn 12 hộ thuộc “Khu công viên cây xanh” chưa chấp hành bàn giao mặt bằng. Huyện đang chỉ đạo cho các địa phương liên quan tích cực tuyên truyền, vận động để các hộ dân còn lại nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc triển khai dự án. Các dự án do sở, ban, ngành làm chủ đầu tư (8 dự án) có tổng diện tích phải bồi thường, hỗ trợ gần 68ha, với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ hơn 94 (tỷ đồng) cho 575 lượt hộ, bố trí tđc cho 45 hộ. Đến nay, số các dự án này đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ hơn 27ha, gần 500 lượt hộ; tổng chi phí bồi thường đã phê duyệt đạt gần 54 (tỷ đồng).

Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả công tác bồi thường và GPMB và góp phần thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, các dự án

trọng điểm trên địa bàn, huyện “Tam Đảo” đang tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm: Tăng cường sự lãnh của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác GPMB; phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị đối với công tác GPMB. Tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật (nhất là LĐĐ, các chính sách BT,HT&TĐC). Tăng cường vận động, thuyết phục các hộ dân trong khu vực triển khai dựa án. Phục vụ các dự án bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của NN. Tăng cường công tác ql đất đai, quản lý xây dựng; xử lý nghiêm các hành vi có vi phạm về đất đai (nhất là đối với các khu vực đã có chủ trương thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án). Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu TĐC. Củng cố và nâng cao tổ chức bộ máy quản lý, các cán bộ phụ trách công tác GPMB theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có hiệu quả, có trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cao. Đẩy nhanh công tác cải cách hành chính, tạo những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tin tưởng và tiếp tục đầu tư vào các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện.

Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc:

Huyện “Tam Dương” được tỉnh Vĩnh Phúc chọn làm một trong những trọng điểm CN của tỉnh. Khu CN Tam Dương (I) đã được quy hoạch, đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, công tác GPMB vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hút đầu tư.

KCN Tam Dương I (gđ2)-Khu vực III được quy hoạch với diện tích 186,9ha. Trong đó, hơn 79,8ha thuộc xã Hướng Đạo và hơn 107ha thuộc xã Kim Long. Toàn bộ khu đất lập quy hoạch chủ yếu là đất đồi sản xuất và trồng cây lâm nghiệp, xen lẫn là đất nông nghiệp và đất dân cư. Ở đây, hiện có 238 hộ dân đang sinh sống và chủ yếu là ở nhà cấp 4 tường gạch, lợp ngói.

Ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, huyện “Tam Dương” đã thành lập Ban GPMB; công bố công khai nội dung quy hoạch (tỷ lệ 1/500), sau đó ra thông báo thu hồi đất. Công khai về giá cả đền bù theo quy định của NN, tiến hành các bước thực hiện tiếp theo đúng với quy trình, thủ tục. Khi thực hiện chính sách, đã có hàng chục ý kiến đại diện cho người dân đã bày tỏ quan điểm của mình. Trong biên bản họp dân tại hội nghị công bố quy hoạch (chi tiết tỷ lệ 1/500) ở xã Kim Long. Ông Nguyễn Hồng Nghi, thôn Láng phát biểu: “Chúng tôi muốn dân giàu, nước mạnh

nhưng sau khi thu hồi không nên để lãng phí đất đai. Điển hình như dự án Đại học Trưng Vương”. Ông Nguyễn Văn Hiệp bày tỏ ý kiến: “Mọi người đều nhất trí với quyết định của tỉnh và sẵn sàng giao đất cho KCN. Nhưng Nhà nước cần quan tâm đến chỗ ở mới cho người dân, bố trí cho con em của họ vào KCN làm việc”. Ông Trịnh Văn Cung, thôn Đồng Bông: “Xây dựng KCN không để dân đói dân khổ là việc tốt, nhưng phải giải quyết tốt đến vấn đề vệ sinh môi trường”.

Nhận thức của người dân là như vậy, nhưng với công tác GPMB luôn là vấn đề nan giải nhất. Thực tế, công tác GPMB ở H.Tam Dương có quá nhiều vướng mắc và bất cập. Về giá cả đền bù, theo quy định giá chung ở mức 73 (triệu đồng/sào) và có chính sách hỗ trợ của tỉnh. Hiện nay vẫn áp dụng và chưa có thay đổi, trong khi đó nhân dân luôn mong muốn và đề nghị tăng thêm giá đền bù. Việc thay đổi giá đất đền bù không đơn thuần giải quyết cho một KCN tại thời điểm đó, mà còn mang theo nhiều xung đột vào cả quá trình GPMB từ trước đến nay. Nhưng nếu cứ để giá đền bù như hiện nay, người dân sẽ phải chịu thiệt một phần và quan trọng hơn vì tiến độ GPMB khó đáp ứng được yêu cầu. Trong công tác đền bù GPMB, khó khăn hơn cả là đơn giá đền bù khó có thể

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 30 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w