(Nguồn: Tác giả tự tính)
Trong số 120 người tham gia khảo sát thì chia thành các nhóm tuổi cụ thể như:
“Dưới 30 tuổi, từ 30 đến dưới 40 tuổi, từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi và trên 50 tuổi”.
Có thể thấy trên biểu đồ trên, độ tuổi của các khách hàng trong từng nhóm tuổi là khá tương đồng nhau ở mức giao động quanh 30 người trên một nhóm độ tuổi. Trong đó, nhóm dưới 30 tuổi có 31 người chiến 25,8% , từ 30 đến dưới 40 gồm 33 người chiếm 27,5% , nhóm từ 40 đến dưới 50 tuổi có 29 người chiếm 24,2%, và nhóm cuối cùng là nhóm trên 50 tuổi có ít người nhất là 27 người chiếm 22,5%. Cho thấy rằng khoảng độ tuổi nào cũng có thể là khách hàng tiềm năng của công ty,
bởi lẽ khách hàng đó có thể tiến hành TĐGDN phục vụ nhu cầu của bản thân nhưng cũng có thể là đại diện cho công ty, DN tìm kiếm dịch vụ TĐGDN.
* Loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 4. 3: Loại hình của DN tham gia khảo sát
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Trong dữ liệu khảo sát thu được ta thấy, loại hình công ty tiến hành hoạt động TĐGDN chủ yếu là CTCP với 53 phiếu chiếm 44,2%, sau đó là công ty TNHH 2 thành viên trở nên với 25 phiếu chiếm 20,8%. Sau đó là DNTN và công ty TNHH 1 thành viên với số phiếu lần lượt là 19 và 15 phiếu tương đương 15,8% và 12,5%. Với tỷ lệ thấp nhất là cá nhân muốn sử dựng dịch vụ TĐGDN chỉ với 3 phiếu chiếm 2,5%.
* Mục đích TĐGDN
Biểu đồ 4. 4: Mục đích TĐGDN
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Khi trả lời phiếu khảo sát khách hàng có thể chọn nhiều hơn một đáp án với mục địch thực hiện TĐGDN. Từ đó, ta thấy được mục đích TĐG của các DN thường là các vấn đề lớn liên quan trực tiếp tới nguồn vốn của công ty như: “Cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán, mua bán sáp nhập, đầu tư góp vốn, một phần nữa cho việc huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, các hoạt động khác,...”
Từ các thông tin khái quát chung như trên về các đối tượng khách hàng tham gia khảo sát. Sau đây chúng ta cùng xem xét phân tích định lượng để tìm hiểu sâu hơn những yếu tố tác động đến chất lượng TĐGDN tại IVC.
4.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
Để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả, chúng ta có quy ước về giá trị trung bình (TB) về mức độ hài lòng của khách hàng của khách hàng như sau:
- TB < 3.00 : “Mức thấp”
- 3.00 ≤ TB ≤ 3.99 : “Mức tốt”
- TB > 4.00 : “Mức rất tốt”
Lần lượt đưa từng nhóm biến của các yếu tố khác nhau vào mô hình để chạy thống kê mô tả ta sẽ được kết quả như sau:
Yếu tố Năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TĐG
(Nguồn: Tác giả tự tính) - “Minimum là mức độ nhỏ nhất của tất cả các biến CB1, CB2, CB3, CB4, CB5” đều
là mức đánh giá 1 tức là rất không đồng ý với nhận định được đưa ra.
- “Maximum là mức độ lớn nhất của các biến như: CB1, CB2, CB3, CB4, CB5” đều là mức đánh giá là mức độ 5 có nghĩa là rất đồng ý với nhận định được đưa ra cho các biến.
- Mặt khác ta có thể thấy “giá trị Mean hay tức là giá trị trung bình” của tất cả các câu trả lời đều lớn hơn 3. Điều đó có nghĩa là tất cả những người tham gia khảo sát đều đồng ý với các quan điểm được đưa ra để đại diện cho các biến ban đầu.
- “Độ lệch chuẩn Std. Deviation” của tất cả các biến cho kết quả đều ở gần mức 1 cho thấy rằng mức đánh giá của các khách hàng là tương đối đồng đều không có sự chênh lệch quá lớn.
Qua đó ta có thể đánh giá tổng quát khách hàng đánh giá tốt năng lực nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TĐG tại IVC với mức độ tương đối hài lòng
Yếu tố nhận thức của khách hàng về vai trò của TĐG
(Nguồn: Tác giả tự tính) - “Minimum là mức độ nhỏ nhất của tất cả các biến KH1, KH2, KH3, KH4” đều là 1 - “Maximum của tất cả các biến KH1, KH2, KH3, KH4” đều là mức 5
- “Giá trị trung bình của câu trả lời cho các quan điểm được đưa ra (Mean)” đều lớn hơn 3 tức là người trả lời điều tra có thái độ tương đối đồng tình với quan điểm đưa ra.
- Bên cạnh đó, “độ lệch chuẩn giữa các câu trả lời” của tất cả các biến đều ở khoảng 1 cho thấy mức độ đánh giá của khách hàng là khá đồng đều với nhau.
Yếu tố công tác tổ chức hoạt động TĐG tại IVC
(Nguồn: Tác giả tự tính) - “Minimum của tất cả các biến DN1, DN2, DN3, DN4” đều là 1
- “Maximum là của tất cả các biến DN1, DN2, DN3, DN4” đều là 5
- “Mean” của tất cả các giá trị đều ở mức lớn hơn 3 thậm chí là gần 4 cho thấy khách hàng đánh giá rất cao IVC.
- “Độ lệch Std. Deviation của các biến” đều ở mức gần giá trị 1 cho thấy các câu trả lời của khách hàng là không quá chênh lệch.
Yếu tố mức độ minh bạch và chính xác của thông tin
Bảng 4. 4: Yếu tố mức độ minh bạch và chính xác của thông tin
(Nguồn: Tác giả tự tính) Theo như kết quả ở bảng trên ta có thể thấy các yếu tố như sau:
- “Minimum của tất cả các biến TT1, TT2, TT3, TT4” đều là 1
các câu trả lời đều là 5 cho tất cả các biến
- “Mean”của các biến trong yếu tố mức độ minh bạch và chính xác của thông tin với các biến là mức lớn hơn 3 cho thấy mức độ trung bình thì tất cả phiếu trả lời đều có kết quả đồng ý với quan điểm được đưa ra.
- Cuối cùng là “độ lệch chuẩn Std. Deviation” của yếu tố này cũng không cao chỉ ở mức hơn 1 cho thấy sự chênh lệch giữa các câu trả lời là không cao.
Yếu tố giá của dịch vụ TĐG doanh nghiệp
Bảng 4. 5: Yếu tố giá của dịch vụ TĐG doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tự tính) Tương đồng với các yếu tố ở trên yếu tố về giá dịch vụ TĐGDN cũng đưa ra các kết quả sau:
- “Minimum của tất cả các biến GIA1, GIA2, GIA3” đều là mức 1 tức rất không đồng ý với quan điểm được đưa ra
- “Maximum của tất cả các biến GIA1, GIA2, GIA3”là mức độ đồng thuận cao nhất với quan điểm được đưa ra ban đầu về yếu tố giá, đều là mức 5 tức là rất đồng thuận - “Mean” là của tất cả các câu trả lời đều đưa ra kết quả là lớn hơn 3 tức là đồng ý với quan điểm đưa ra ban đầu rằng: “Giá của dịch vụ TĐG doanh nghiệp tại IVC là tương xứng với chất lượng dịch vụ cũng như có mức độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực TĐG doanh nghiệp”.
- “Std. Deviation là độ lệch chuẩn” của các biến đều có mức là xấp xỉ bằng 1. Điều đó chứng tỏ rằng mức đánh giá của khách hàng là khá đồng đều. Từ đó có thể tin cậy vào kết quả của các giá trị trung bình ở trên.
Bảng 4. 6: Yếu tố chất lượng TĐG doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tự tính) Yếu tố chất lượng TĐGDN là yếu tố cuối cùng cũng là yếu tố tổng quan nhất trong đề tài nghiên cứu này.
- “Minimum của tất cả các biến CL1, CL2, CL3” đều là 1
- “Maximum của tất cả các biến CL1, CL2, CL3” trong yếu tố này đều là 5, cho thấy mức độ đồng thuận rất cao.
- “Mean” là của các biến trong yếu tố chất lượng đều lớn hơn 3 cho thấy khách hàng đồng ý với các quan điểm được đưa ra. Hay chính là khách hàng cho rằng chất lượng dịch vụ TĐGDN tại IVC là tốt và sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ.
- “Độ lệch chuẩn Std. Deviation” của các biến trong yếu tố này cũng không quá cao chỉ giao động lớn hơn 1. Chứng tỏ rằng mức độ đánh giá của khách hàng là khá đồng đều với nhau.
4.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU
Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronback’s Alpha của các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ TĐGDN tại IVC.
“Yếu tố năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TĐG”
Ta có thang đo của yếu tố “Năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TĐG” là 5 biến quan sát “CB1, CB2, CB3, CB4, CB5”. Khi đó dựa vào kết quả phân tích Cronback’s Alpha ta có kết quả như bảng sau:
Bảng 4. 7: Hệ số Cronback's Alpha của yếu tố năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TĐG
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Dựa vào kết quả ở bảng 4.7, ta có thể thấy độ tin cậy của thang đo này là 0.866 (> 0.7) nên có thể đảm bảo các biến trong yếu tố về cán bộ TĐG này là có tương quan với nhau. Mặt khác, hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát trong yếu tố này đều lớn hơn 0.3 nên có thể thấy sự tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo là khá cao. Từ đó, thang đo của yếu tố năng lực nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ TĐG với “5 biến quan sát CB1, CB2, CB3, CB4, CB5 đáp ứng được độ tin cậy”.
“Yếu tố nhận thức của khách hàng về vai trò của TĐGDN”
Trong thang đo cho “yếu tố nhận thức của khách hàng về vai trò của TĐGDN”
có 4 biến quan sát. Đó là: “KH1, KH2, KH3, KH4”. Ta có thể đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bảng 4. 8: Hệ số Cronback's Alpha của yếu tố nhận thức của khách hàng về vai trò của TĐGDN
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Dựa vào kết quả như tại bảng 4.8 ở trên, ta có thể thấy độ tin cậy Cronback’s Alpha của thang đo này là 0.862 không chỉ > 0.7 mà thậm chí còn > 0.8 tức là độ tin cậy của thang đo này là rất tốt, có thể đảm bảo rằng các biến quan sát trong yếu tố này có tương quan với nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của các biến quan sát đều ở mức lớn hơn 0.3 có nghĩa là sự tương quan của các biến với nhau trong thang đo này là tương đối cao. Như vậy, “Thang đo của yếu tố nhận thức của khách hàng về vai trò TĐGDN được giữ nguyên là các biến KH1, KH2, KH3, KH4”.
“Yếu tố công tác tổ chức hoạt động TĐGDN”
Bảng 4. 9: : Hệ số Cronback's Alpha của yếu tố công tác tổ chức hoạt động TĐGDN
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Như có thể thấy ở bảng 4.9 ở trên, thang đo “yếu tố công tác tổ chức hoạt động TĐG tại IVC” được đo lường bởi 4 biến quan sát đó là: “DN1, DN2, DN3, DN4”. Lại có kết quả của độ tin cậy Cronback’s Alpha của thang đo là 0.873 (> 0.7) nên có thể đảm bảo các biến trong yếu tố này là có tương quan với nhau. Hơn thế nữa là hệ số tương quan biến tổng của các biến trong thang đo này đều > 0.3 cho thấy sự tương quan giữa các biến quan sát ở đây là tương đối cao. Như vậy “thang đo với các biến quan sát DN1, DN2, DN3, DN4 là đáp ứng độ tin cậy”.
Yếu tố mức độ minh bạch và chính xác của thông tin
Yếu tố này được đo lường bởi 4 biến quan sát là “TT1, TT2, TT3, TT4”. Để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo này ta có kết quả hệ số Cronback’s Alpha như sau:
Bảng 4. 10: Hệ số Cronback's Alpha của yếu tố mức độ minh bạch và chính xác của thông tin
(Nguồn: Tác giả tự tính) Dựa vào bảng 4.10 ở trên, ta có thể thấy độ tin cậy Cronback’s Alpha của thang đo cho yếu tố này là 0.813 (>0.7). Điều đó chho thấy rằng các biến trong yếu tố này có sự tương quan với nhau. Và hệ số tương quan biến tổng của các biến trong yếu tố này cũng đều > 0.3 nên sự tương quan giữa các biến là tương đối cao. Như vậy có thể kết luận rằng: “Yếu tố mức độ minh bạch và chính xác của thông tin có thang đo gồm các biến TT1, TT2, TT3, TT4 là đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy”.
“Yếu tố về giá của dịch vụ TĐG Doanh nghiệp”
Thang đo cho yếu tố này gồm 3 biến quan sát đó là: “GIA1, GIA2, GIA3” và để kiểm định độ tin cậy cho thang đo ta có bảng kết quả kiểm định Cronback’s Alpha như sau:
Bảng 4. 11: Hệ số Cronback's Alpha của yếu tố giá dịch vụ TĐG doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Dựa theo kết quả có được ở bảng 4.11 ở trên ta có thể thấy rằng độ tin cậy Cronback’s Alpha của thang đo cho yếu tố này là 0.788 (>0.7) nên có thể đảm bảo rằng các biến quan sát trong yếu tố này là có tương quan chặt chẽ với nhau. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong yếu tố này đều > 0.3. Nên có thể nhận định rằng: “Các biến trong thang đo của yếu tố giá dịch vụ TĐG doanh nghiệp với 3 biến GIA1, GIA2, GIA3 là đáp ứng độ tin cậy”.
“Yếu tố chất lượng TĐGDN tại CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam”
Đây là yếu tố cuối cùng trong thang đo, cũng là yếu tố phụ thuộc bởi các yếu tố bên trên. Yếu tố này được đo lường bởi thang đo gồm 3 biến quan sát là “CL1, CL2, CL3”. Để đảm bảo độ tin cậy ta tiến hành kiểm định Cronback’s Alpha và có kết quả như bảng sau:
Bảng 4. 12: Hệ số Cronback's Alpha của yếu tố chất lượng TĐG Doanh nghiệp tại CTCP TĐG IVC Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tính) Dựa vào kết quả ở bảng 4.12, ta có thể thấy độ tin cậy Cronback’s Alpha của thang đo là 0.824 (>0.7) nên có thể đảm bảo rằng các biến quan sát trong yếu tố này có tương quan mật thiết với nhau. Hơn nữa, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong yếu tố này cũng đều > 0.3 nên có thể thấy được sự tương quan giữa các biến trong yếu tố. Do vậy, “Thang đo yếu tố phụ thuộc chất lượng TĐG doanh nghiệp tại CTCP TĐG IVC Việt Nam được đo lường bởi thang đo gồm 3 yếu tố CL1, CL2, CL3 là đáp được độ tin cậy”.
Kết luận: Sau quá trình tiến hành phân tích để kiểm định độ tin cậy của các biến bằng kiểm định độ tin cậy Cronback’s Alpha, có thể thấy được rằng thang đo của các biến có độ tin cậy cao. Thang đo tốt.
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập ta được kết quả như sau:
Bảng 4. 13: Hệ số KMO và kiểm định Barlett
(Nguồn: Tác giả tự tính) Theo kết quả tại bảng 4.13 ở trên thì ta có, hệ số KMO = 0.815 > 0.5 chứng tỏ rằng việc phân tích các nhân tố để đưa các biến cùng nhóm với nhau là thích hợp và các dữ liệu là phù hợp cho việc phân tích nhân tố.
Bên cạnh đó, có kết quả là: “kiểm định Bartlett cho kết quả có sig = 0.000 tức các biến trong tổng thể này có mối tương quan với nhau”.
Xét đến bảng Total variance Explained
Bảng 4. 14: Hệ số phương sai trích
(Nguồn: Tác giả tự tính) Từ “phương pháp rút trích hệ số Principal component với phép quay là Varimax” thì ta có kết quả như bảng 4.14 ở trên. Trong đó ta có thể thấy:
- “Chỉ số Eigenvalues của 5 yếu tố đầu” là lớn hơn 1 trong đó hệ số nhỏ nhất là 1.082 nên có thể đưa ra 5 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát.
- Mặt khác ta có thể thấy “Tổng phương sai trích là 70.81 % > 50%” nên đáp ứng đủ