Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng các website vi phạm bản quyền phim của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 59 - 65)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

4.5.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Đối với giả thuyết H1. Các đánh giá về đạo đức có tác động ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim (dựa trên mô hình của Pham, Dang, Nguyen (2019): Kết quả về mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và hành vi sử dụng có hệ số β1 = -0.058 với giá trị Sig. = 0.258 > 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến không được chấp nhận và không có ý nghĩa, dẫn đến việc bác bỏ giả thuyết H1. Có thể trong bài nghiên cứu của nhóm, với nhóm đối tượng sinh viên, họ chưa có quá nhiều suy nghĩ về việc mình đang làm nên việc cảm nhận đạo đức với hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim chưa liên hệ với nhau và chưa giải thích, chưa có ý nghĩa thống kế trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, việc các website vi phạm bản quyền phim xuất hiện một thời gian dài đã khiến cho việc sử dụng những website này trở nên rộng rãi, đến mức mà việc sử dụng các website này trở nên bình thường đối với nhiều người, bao gồm cả đối tượng sinh viên. Và như vậy, việc sử dụng những website này dần trở nên là chuyện hiển nhiên, không có vấn đề gì về mặt đạo đức. Đến nay, tuy đã có một số bộ phận sinh viên đã có nhận thức về vấn đề sở hữu trí tuệ với các tác phẩm khác, dẫu vậy, số lượng sinh viên này còn quá ít nên chưa thực sự gây được ảnh hưởng đến các nhóm sinh viên khác, dẫn đến việc chưa hoàn

toàn đưa vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở thành một vấn đề đạo đức cần xem xét lại trong hiện tại.

Như vậy, có thể thấy, sinh viên hiện nay vẫn còn rất nhiều quan niệm rằng việc sử dụng sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim nói riêng chưa thật sự xem là hành vi trái đạo đức, kết hợp vào đó là sự hờ hững, thiếu quan tâm tìm hiểu một cách nghiêm túc cũng đã góp phần khiến cho nhận thức đạo đức về hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim trở nên chưa có ý nghĩa trong bài nghiên cứu này với đối tượng sinh viên, đối tượng chính mà nhóm tác giả đang nghiên cứu đến.

Đối với giả thuyết H2. Nhận thức về rủi ro tác động ngược chiều hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim (dựa trên nghiên cứu của Pham, Dang, Nguyen (2019): Kết quả ước lượng β2= -0.372 và giá trị Sig. = 0.000 < 0.05, có nghĩa là giả thuyết H2 được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu gốc, khi mà kết quả trả về cho thấy nhận thức rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim. Hệ số của nhận thức rủi ro có giá trị cao nhất trong bài nghiên cứu, cho thấy đây là một biến có nhận được sự quan tâm, cân nhắc nhưng không quá nhiều từ đối tượng sinh viên khi sử dụng website vi phạm bản quyền phim. Có thể thấy, nhóm đối tượng đã bắt đầu có nhận thức về việc sử dụng website vi phạm bản quyền phim thì có thể nhận lấy một số rủi ro nhất định, tuy nhiên có thể hậu quả của rủi ro chưa lớn hoặc khả năng phải nhận rủi ro chưa quá cao nên biến này chưa tác động quá mạnh.

Thực tế cho thấy, việc xem phim trên các website này có rất nhiều rủi ro, có thể kể đến như: nhiều trang web chứa mã độc gây hại, chỉ cần sử dụng thì dễ dàng cài cắm virus vào máy tính, thiết bị đã thực hiện truy cập website vi phạm bản quyền phim để lén lút ăn cắp thông tin hoặc tài khoản, số thẻ, mật khẩu từ những dữ liệu quan trọng của người dùng và sau đó lợi dụng, đem bán, công khai lên internet gây ảnh hưởng người dùng.

Tiếp theo, việc xử lý về mặt pháp lý cho vấn đề này của các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa thực sự hoàn toàn triệt để tận gốc khi mà mới có thể xử lý được từ những website lớn hoặc là người vận hành website chứ chưa đến được những website nhỏ hơn hay người dùng. Do đó, người dùng chưa thật sự cảm nhận quá nhiều về vấn đề rủi ro này thực sự có thể xảy đến với mình.

Tuy vậy, nhiều sự kiện lớn thời gian gần đây cũng đã phần nào giúp người dùng - đặc biệt là nhóm đối tượng sinh viên có nhiều quan tâm đến như việc liên tục nhiều bạn sinh viên khác bị lộ những thông tin quý giá gây ảnh hưởng tương lai, việc những website vi phạm bản quyền phim lớn như phimmoi có thể bị xử lý hình sự với quy mô lớn đã khiến cho các bạn nhận thức rõ ràng rằng khả năng rủi ro xảy ra với mình là ngày càng lớn hơn nên trong bài nghiên cứu của nhóm, biến nhận thức rủi ro với đối tượng sinh viên đã có ý

nghĩa, tuy chưa nhiều nhưng cho thấy biến này đã có tầm ảnh hưởng nhất định đến sinh viên.

Đối với giả thuyết H3. Thói quen sử dụng tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền (dựa trên nghiên cứu của Xue Qi (2016): Theo kết quả hồi quy thu được, Mối quan hệ giữa thói quen sử dụng và hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim có giá trị β3 = 0.081 với giá trị Sig. = 0.126 > 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến bị bác bỏ và không có ý nghĩa, dẫn đến việc chấp nhận bác bỏ H3, ngược lại với kết luận mà nghiên cứu gốc đã trình bày.

Về biến này, theo như các thuyết Hành động hợp lý (TRA) hoặc thuyết hành vi có dự tính (TPB) mà nhóm nghiên cứu đang thực hiện và sử dụng chính trong bài nghiên cứu này thì biến này là một biến phụ trợ, không phải là biến chính yếu, tác động mạnh và bắt buộc phải có, không thể thiếu được của các thuyết trên nên việc đưa biến này vào quá trình nghiên cứu hành vi của nhóm nghiên cứu thực sự chưa hoàn toàn phù hợp, dẫn đến sự thiếu ý nghĩa nhất định của biến với đối tượng sinh viên chính cũng như chưa hoàn toàn phản ánh được hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền của bài nghiên cứu.

Đối với giả thuyết H4. Ảnh hưởng xã hội tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền: Kết quả về mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội và hành vi sử dụng có hệ số β4 = 0.146 với giá trị Sig. = 0.007 < 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến được chấp nhận và có ý nghĩa, dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H4. Kết quả này phù hợp với dự đoán của nhóm và với kết quả của nghiên cứu gốc, góp phần khẳng định và củng cố thêm cho những nghiên cứu trước đây. Có thể thấy, việc mọi người xung quanh mình làm việc gì đó mà mình không làm theo sẽ khiến cho người ta có cảm giác khác biệt quá nhiều nên để tránh việc quá khác biệt đó, người ta thường sẽ làm theo những gì mà những người xung quanh mình hay làm.

Có thể thấy, hiện nay xu hướng chung của giới trẻ là bắt đầu hòa nhập vào xã hội, không để mình lạc lõng giữa xã hội, mọi người thường làm gì thì bản thân cũng sẽ làm những điều tương tự để cảm thấy rằng mình cũng là một phần của xã hội đó và không phải là người duy nhất quá khác biệt của xã hội. Tương tự với hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim, khi mà Việt Nam từ trước đến nay hành vi này vẫn có rất nhiều người làm, khiến cho hành vi này trở nên xuất hiện rộng rãi ở mọi tầng lớp, tác động đến việc sinh viên cũng sẽ tiếp tục nối tiếp hành vi vi phạm này như một phần hành vi mà xã hội thực hiện.

Và khi một hành vi được thực hiện rộng rãi, nhiều người sẽ xem việc thực hiện hành vi đó là hiển nhiên và không có gì sai, kể cả đối với các hành vi về bản chất là trái pháp luật hay trái đạo đức. Chính vì lý do đó, biến này đã có ý nghĩa khi nói đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim của nhóm đối tượng sinh viên mà bài nghiên cứu đang hướng tới.

Đối với giả thuyết H5. Nhận thức kiểm soát hành vi tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền (dựa trên nghiên cứu của Pham, Dang, Nguyen (2019): Kết quả về mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và hành vi sử dụng có hệ số β5 = 0.120 với giá trị Sig. = 0.026 < 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến được chấp nhận và có ý nghĩa, dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H5. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu gốc mà nhóm sử dụng. Có thể trong bài nghiên cứu của nhóm, với nhóm đối tượng sinh viên, họ biết rõ mình đang làm hành vi không đúng nhưng mà có thể vì các tác động khách quan khác như địa lý, tài chính,... không cho phép họ sử dụng các sản phẩm có bản quyền đầy đủ nên họ có hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim. Ngoài ra, hiện nay trên internet vẫn có rất nhiều website vi phạm bản quyền phim với số lượng lớn, người dùng nói chung và sinh viên nói riêng rất dễ dàng chọn lựa và truy cập. Tuy rằng gần đây có một vài website bị cơ quan chức năng đánh sập thì với chi phí thấp để xây dựng lại thì sau đó, các chủ website đã nhanh chóng có thể lập lại, do đó không hề có ảnh hưởng nào đến trải nghiệm cũng như gây khó khăn cho người dùng tiếp tục hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng áp dụng việc chặn IP của người dùng có thể tiếp cận những website vi phạm bản quyền phim nhưng những hành động mạnh mẽ như vậy thì lại mới bắt đầu chưa lâu và chưa thực sự hoàn toàn chặn được việc người dùng thay đổi IP để tiếp tục truy cập.

Do đó, việc truy cập vào những website vi phạm bản quyền như thế này, đặc biệt là với nhóm đối tượng sinh viên thường dễ cập nhật công nghệ là một hành động không hề khó khăn mà trái lại còn rất dễ dàng, lâu dần sự kiểm soát của họ đối với hành vi này cũng quen thuộc và gây tác động nhất định đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim. Vậy nên, biến này theo như dự đoán đã trở nên có ý nghĩa khi đưa vào bài nghiên cứu của nhóm tác giả với đối tượng sinh viên và hành vi sử dụng các website vi phạm bản quyền phim.

Đối với giả thuyết H6. Thái độ phản đối với vi phạm bản quyền tác động ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền (dựa trên nghiên cứu của Moores, Nill, Rothenberger (2009): Kết quả về mối quan hệ giữa thái độ thù địch và hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim có hệ số β6 = -0.229 với giá trị Sig. = 0.000 < 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến được chấp nhận và có ý nghĩa, dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H6, phù hợp so với nghiên cứu gốc được thực hiện với đối tượng nghiên cứu khác.

Trên thực tế, việc tuyên truyền đến người dân việc sử dụng website vi phạm bản quyền phim là một hành vi không đúng còn đang gặp nhiều bất cập khi mà việc này đòi hỏi một lượng chi phí lớn, thời gian kéo dài cũng như sự quyết tâm, phối hợp từ nhiều bên liên

quan một cách mạnh mẽ nhất có thể thì mới có thể thực sự khiến người dùng nhận thức được việc sử dụng website vi phạm bản quyền phim là hành vi cần được phản đối quyết liệt Hơn nữa, thực tế việc sử dụng website vi phạm bản quyền phim đã quá quen thuộc và đối tượng sử dụng lại quá rộng rãi, từ trẻ cho đến già trên khắp các website khác nhau với nhiều mục đích khác nhau nên việc có thái độ phản đối mạnh mẽ trong thời gian ngắn là chưa thể xảy ra ở hiện tại.

Tuy vậy, hiện nay ngay tử nội bộ nhóm sinh viên cũng đã bắt đầu có những động thái, hành động đầu tiên thể hiện thái độ phản đối, lên án việc sử dụng website vi phạm bản quyền một cách rõ ràng và hoạt động giáo dục sở hữu trí tuệ cũng được triển khai áp dụng nhiều hơn. Kết hợp vào đó, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì ngày càng tích cực tuyên truyền hạn chế những hành vi như vậy đến nhiều đối tượng khác nhau nhằm nâng cao nhận thức người dân và đã bắt đầu có những kết quả tích cực đầu tiên.

Chính vì lẽ đó, đối tượng chính mà bài nghiên cứu hướng tới - nhóm sinh viên đã trả lời theo đúng dự đoán mà nhóm nghiên cứu mong đợi với hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim nên kết quả nghiên cứu mà nhóm thu được có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% và mức giá trị phản đối vừa phải là có thể hiểu được.

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả giả thuyết nghiên cứu

STT Giả thuyết Kết quả Beta chuẩn hóa Sig.

H1 Các đánh giá về đạo đức có tác động ngược chiều (-) đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền

Bác bỏ

-0.058 0.258

H2 Nhận thức về rủi ro tác động ngược chiều (-) hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền

Chấp nhận

-0.372 0.000

H3 Thói quen sử dụng tác động cùng chiều (+) đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền

Bác bỏ 0.081 0.126

H4 Ảnh hưởng xã hội tác động cùng chiều (+) đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền

Chấp nhận

0.146 0.007

H5 Nhận thức kiểm soát hành vi tác động cùng chiều (+) đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền

Chấp nhận

0.120 0.026

H6 Thái độ thù địch với vi phạm bản quyền tác động ngược chiều (-) đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền

Chấp nhận

SƠ KẾT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo. Sau đó, mô hình được tiếp tục phân tích hồi quy tuyến tính bội, kết quả hồi quy cho thấy từ sáu nhân tố ban đầu, đã có hai nhân tố bị loại khỏi tập dữ liệu. Hành vi sử dụng các website vi phạm bản quyền phim của giới trẻ trên địa bàn TP.HCM chịu ảnh hưởng của bốn biến là Nhận thức về rủi ro, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thái độ phản đối đối với vi phạm bản quyền. Trong mô hình này, các biến độc lập giải thích được 48,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng các website vi phạm bản quyền phim của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)