Hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các tòa án quân sự khu vực (Trang 83 - 86)

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình

3.2.1.Hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

- Hoàn thiện quy định về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp tạm giam

Theo quy định của khoản 1 Điều 278 của BLTTHS năm 2015 thì sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, không cho phép Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm

giam mà giao nhiệm vụ này cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án. Theo tác giả, đây là quy định chưa hợp lý bởi lẽ:

+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn như: Bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh nhưng lại không được áp dụng, hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam là không hợp lý.

+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, tiếp cận nội dung tình tiết của vụ án, hơn ai hết họ là người hiểu rõ sự cần thiết phải áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam hay không chứ không phải Chánh án, Phó chánh án. Vì vậy, không có lý do gì lại không cho họ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.

Tác giả cho rằng cần cho phép Thẩm phán ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam. Hơn nữa, Tòa án hoạt động theo nguyên tắc xét xử tập thể nhưng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vẫn là người giữ vai trò quyết định nhất trong số các thành viên Hội đồng xét xử, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, thậm chí họ có thể tự mình ra các quyết định về nội dung vụ án như đình chỉ vụ án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung... Giao cho nguời trực tiếp tiến hành tố tụng thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam không chỉ vừa có giá trị thực tế mà còn tăng tính trách nhiệm của họ trong tiến hành tố

tụng. Đồngthời, cũng không trái với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW là

"tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng cùa mình”.

Vì vậy, tác giả đề xuất sửa quy định tại khoản 1 Điều 278 của BLTTHS năm 2015 như sau:

“1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế”.

Khoản 2 Điều 278 của BLTTHS năm 2015 không quy định thời hạn gia hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử dẫn đến cách hiểu là Tòa án không được gia hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử. Để đảm bảo tính chặt chẽ về kỹ thuật, tránh quan điểm suy diễn, vậy nên cần tiếp tục hoàn thiện bổ sung thêm cụm từ “gia

hạn tạm giam”. Đồng thời, cần quy định thẩm quyền gia hạn tạm giam là

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để đảm bảo tính thống nhất với khoản 1 Điều

278 BLTTHS. Vì vậy, tác giả đề xuất sửa quy định tại khoản 2 Điều 278 của

BLTTHS năm 2015 như sau:

“2. Thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được

quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc gia hạn tạm giam.” - Hoàn thiện quy định về căn cứ đình chỉ vụ án:

Điều 157 của BLTTHS năm 2015 quy định “Hành vi không cấu thành tội phạm” (khoản 2) và “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” (khoản 3) là hai trường hợp khác nhau được quy định làm căn cứ theo hai khoản khác nhau. Tuy nhiên, thực chất căn cứ quy định tại khoản 3 là trường hợp thuộc căn cứ quy định tại khoản 2 hoặc nói cách khác căn cứ quy định tại khoản 2 đã bao trùm cả căn cứ quy định tại khoản 3. Bởi lẽ, mặt chủ thể của tội phạm gồm hai yếu tố là tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chưa thỏa mãn mặt chủ thể nên họ không trở thành chủ thể của tội phạm và tất nhiên hành vi của họ là hành vi không cấu thành tội phạm. Do vậy khoản 3 Điều 157 BLTTHS năm 2015 được quy định là căn cứ đình chỉ là không hợp lý, mà phải là căn cứ để Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định theo hướng: bỏ quy định căn cứ khoản 3 “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm” là căn cứ đình chỉ vụ án.

- Hoàn thiện quy định VKS rút quyết định truy tố:

Điều 285 BLTTHS 2015 không quy định về phạm vi VKS rút quyết định truy tố, mà chỉ quy định “VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án”. Tuy nhiên, VKS có thẩm quyền rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố và Tòa án chỉ đình chỉ vụ án khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Do vậy, để đảm bảo quy định được chặt chẽ, cần tiếp tục hoàn thiện quy định Điều 285 BLTTHS năm 2015, cụ thể cần bổ sung cụm từ “toàn bộ” đứng sau cụm từ “VKS rút” cho rõ hơn. Cụ thể, đề nghị sửa lại Điều 285 như sau:

“Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91

của BLHS thì VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và

đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án”.

- Hoàn thiện quy định về triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa: Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quyền của VKS và những người tham gia tố tụng khác có quyền yêu cầu Thẩm phán triệu tập người cần xét hỏi đến phiên tòa nhưng không quy định trường hợp Thẩm phán từ chối yêu cầu triệu tập thì xử lý như thế nào. Vậy nên cần tiếp tục hoàn thiện bổ sung quy định tại Điều 287 BLTTHS năm 2015 theo hướng quy định trường hợp từ chối yêu cầu triệu tập của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các tòa án quân sự khu vực (Trang 83 - 86)