Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Khu vực

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các tòa án quân sự khu vực (Trang 51 - 56)

2.1. Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Khu vực

2.1.2.Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Khu vực

Theo Điều 49 Luật Tổ chức TAND năm 2014 các TAQS được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.

Thẩm quyền xét xử của TAQSKV được quy định tại các Điều 268, 269 và 272 của BLTTHS năm 2015 [6], cụ thể:

* Về thẩm quyền chung

TAQSKV xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh và các tội quy định tại các Điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280 , 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của BLHS năm 2015.

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này

quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.

Để biết tội phạm mà bị can bị truy tố có thuộc thẩm quyền xét xử của TAQSKV cần căn cứ vào hồ sơ vụ án; tội danh, điều khoản của BLHS mà VKS quyết định truy tố.

TAQSKV không có thẩm quyền xét xử về những tội phạm sau:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của BLHS, bao gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi gục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của BLHS, bao gồm: Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê.

- Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của BLHS, bao gồm: Tội giết người; Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội vi phạm các quy định

về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn; Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ; Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội cản trở hoặc gây rối loạn của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội đưa hặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông; Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; Tội ra bản án trái pháp luật; Tội ra quyết định trái pháp luật; Tội đầu hàng địch; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh.

TAQS cấp Quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của TAQSKV, những vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; vụ án thuộc thẩm quyền của TAQSKV nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

* Về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

TAQS xét xử theo địa giới hành chính quân sự. Việc phân định địa bàn trong Quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của TAQS do Bộ Quốc phòng

quy định tại Quyết định số 79/2004/QĐ-BQP về việc phân định địa bàn xét xử của các TAQS [3]; theo đó, mỗi TAQS cấp Quân khu có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong Quân khu đó.

Ví dụ: TAQSKV Quân khu 3 có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn 09 tỉnh, thành phố thuộc Quân khu 3 gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và Hòa Bình.

Theo quy định bổ sung tại khoản 3 Điều 272 của BLTTHS năm 2015 thì "TAQS có thẩm quyền xét xử tất cả các tội phạm trong địa bàn thiết quân luật"[14], Đây là quy định mới đặt ra yêu cầu cao đối với các TAQS.

Nhìn chung, với mô hình tổ chức và thẩm quyền xét xử của các TAQS theo BLTTHS như hiện nay, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xét xử của TAQS. Tuy nhiên, vẫn còn có điểm chưa hợp lý trong tổ chức, hoạt động và thẩm quyền xét xử của TAQS Quân chủng Hải quân, TAQSKV Quân chủng Hải quân.

Cụ thể, theo Quyết định số 79/2004/QĐ-BQP ngày 07 tháng 6 năm 2004 về việc phân định địa bàn xét xử của các TAQS thì TAQS Quân chủng Hải quân xét xử các vụ án hình sự sau đây, không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm: Các vụ án mà bị cáo là người của các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân quản lý; các vụ án gây thiệt hại cho các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân. Do đó, hiện nay TAQS Quân chủng Hải quân và TAQSKV Quân chủng Hải quân có thẩm quyền xét xử trên địa bàn cả nước.

Theo tác giả, đây là quy định trái với Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

được quy định tại Điều 269 của BLTTHS “Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ

Việc quy định thẩm quyền xét xử của của TAQSKV Quân chủng Hải quân cũng cho thấy sự bất hợp lý trong việc xác định thẩm quyền theo địa bàn TAQSKV, bởi Khu vực là phải có địa hạt, tuy nhiên theo quy định trên thì TAQSKV Quân chủng Hải quân lại có địa hạt trên địa bàn cả nước.

* Về thẩm quyền xét xử theo đối tượng

TAQS có thẩm quyền xét xử đối tượng phạm tội riêng. Điều 272 của BLTTHS năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử theo đối tượng như sau:

- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân (điểm a khoản 1).

- Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng; quân nhân dự bị trong tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ (điểm b khoản 1).

Bí mật quân sự là bí mật của Quân đội, bí mật về quốc phòng an ninh được quy định trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gây thiệt hại cho quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người nêu tại điểm a khoản 1 Điều 272 của BLTTHS năm 2015 hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự.

Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ ai khác quản lý, sử dụng để chiến đâu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự.

Trong trường hợp vụ án vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, thì TAQS xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có thể tách ra để xét xử riêng, thì TAQS xét xử những người phạm tội và tội phạm thuộc theo quy định tại Điều 272 của BLTTHS [6, tr 244-245].

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các tòa án quân sự khu vực (Trang 51 - 56)