III) Công ty VTI 3.1 Giới thiệu chung
3.3.2 Hệ thống truyền dẫn
Hệ thống truyền dẫn quốc tế của VTI bao gồm các trạm thông tin vệ tinh mặt đất và các hệ thống cáp quang biển và đất liền.
a) Các trạm thông tin vệ tinh mặt đất:
Thông tin vệ tinh đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện
đại hoá, tăng tốc độ phát triển của Ngành Viễn thông Việt Nam. Công
ty Viễn thông Quốc tế hiện có 8 trạm mặt đất thông tin vệ tinh cỡ lớn
~ 31 ~ Hình 3-3 Trạm mặt đất HAN-1A Trạm mặt đất SBE-1A Trạm mặt đất SBE-2A Trạm mặt đất SBE-3A Trạm mặt đất HAN-2B Trạm mặt đất Hoa Sen -1 Trạm chủ VSAT DAMA Trạm cổng VSAT IP
Ngoài các trạm mặt đất thông tin vệ tinh cỡ lớn liên lạc với các vệ
tinh quốc tế Intelsat và Intersputnik, Công ty Viễn thông Quốc tế hiện
đang cung cấp các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế qua các trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT) sử dụng băng tần trên các vệ tinh khu vực như Asiasat-2, Asiasat-4, JCSAT-2A, Thaicom-3 ... Các dịch vụ viễn thông chủ yếu được cung cấp qua trạm mặt đất cỡ nhỏ là thu phát hình lưu động, thoại, fax, truyền số liệu và Internet ...
b) Các hệ thống cáp quang biển
Hiện VTI là thành viên và trực tiếp quản lý 2 trạm cập bờ của 2 hệ thống cáp quang biển quốc tế là TVH và SMW-3.
Hệ thống TVH với dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác tháng 11 năm 1995 kết nối 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Hồng Công.Tại Việt Nam hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Vũng Tàu.
Hệ thống SMW-3 dung lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác tháng 9 năm 1999 kết nối Việt Nam với gần 40 nước Á – Âu. Hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Đà Nẵng.
Hai hệ thống cáp biển trên là huyết mạch chính kết nối mạng viễn thông của Việt Nam ra thế giới, cung cấp các dịch vụ thoại, fax, truyền số liệu và phần lớn dung lượng Internet của Việt Nam.
Bên cạnh các tuyến cáp quang biển, VTI đã đầu tư trực tiếp xây dựng các tuyến cáp quang đất liền là CSC (Dung lượng 2,5Gb/s kết nối Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore), Việt
~ 32 ~
Nam – Campuchia (Dung lượng 155Mb/s), tuyến cáp Việt Nam – Trung Quốc với China Unicom.
Ngoài các tuyến cáp quang biển và đất liền có điểm kết cuối tại Việt Nam, VTI còn đầu tư xây dựng và mua dung lượng trên khoảng 15 hệ thống cáp biển quốc tế khác như APC, APCN, China-US, MT, PRW, RJK, SMW2, TPC-5, TAT-12, TAT-13 ... để làm cầu nối cho mạng viễn thông quốc tế của Việt Nam đi khắp thế giới.