Quy trình công nghệ tham khảo

Một phần của tài liệu Mứt Thanh Trà (Trang 38 - 42)

Chương 2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

3.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.2.1. Quy trình công nghệ tham khảo

3.2.1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ

Trái cây

Chọn lựa, phân loại Rửa Chần Xay nghiền Chà Phối trộn Cô đặc Rót chai Tạo đông Mứt Đường Acid citric Chai Pectin Ngâm Nước Bã chà Hư

3.2.1.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Lựa chọn, phân loại

Mục đích chuẩn bị: loại bỏ những quả hư hỏng để quá trình tiếp theo diễn ra dễ dàng hơn.

Rửa

Mục đích chuẩn bị: Dùng nước sạch ở nhiệt độ thường để rửa những quả thanh nhằm mục đích loại bỏ mủ, bùn đất và vi khuẩn bám bên ngoài quả thanh trà.

Chần

Mục đích bảo quản: quá trình chần làm vô hoạt enzyme trong quả, do đó góp phần kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.

Chuẩn bị: làm mềm sơ bộ nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình tiếp theo

Hoàn thiện: chần giúp cải thiện màu sắc sản phẩm mứt, giúp sản phẩm không bị sậm màu, tăng đáng kể giá trị cảm quan của sản phẩm.

Biến đổi nguyên liệu:

Vật lý: trong quá trình chần hình dạng và kích thước của quả bị thay đổi, trong một số trường hợp có xuất hiện vết nứt ở vỏ quả. Sự khuyết tán và hòa tan của một số cầu tử nguyên liệu vào dung dịch chần, hiện tượng này làm tổn thất lượng dinh dưỡng trong quả.

Hóa học: các vitamin bị thủy phân bởi nhiệt và oxi hóa, kết quả là hàm lượng các vitamin trong quả bị giảm đi, thường là vitamin C trong quả dễ bị tổn thương nhất

Sinh học: một số vi sinh vật có thể bị ức chế và tiêu diệt do nhiệt độ cao làm biến tính bất thuận nghịch DNA và một số enzyme trong tế bào.

Hóa sinh: các enzyme sẽ bị vô hoạt trong quá trình chần

Xay nghiền

Mục đích chuẩn bị: xay nhyễn nguyên liệu đến kích thước yêu cầu để tăng hiệu suất cô đặc.

Các biến đổi

Vật lí : phá vỡ cấu trúc của quả, tạo ra bề mặt mới, làm tăng diện tích tiếp xúc của quả tác dụng với những nguyên liệu phụ.

Phối trộn

Mục đích chuẩn bị : phối trộn phần dịch quả, syrup đường, acid citric chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo diễn ra dễ dàng hơn.

Biến đổi nguyên liệu

Vật lý: Thường có thay đổi về độ nhớt, thể tích, tỷ trọng của nguyên liệu sau khi phối trộn.

Cô đặc

Mục đích:

Khai thác: làm tăng hàm lượng chất khô của sản phẩm.

Chuẩn bị: quá trình cô đặc là giai đoạn chuẩn bị để thực hiện quá trình tạo đông tiếp theo

Biến đổi nguyên liệu:

Vật lý: hàm lượng chất khô tăng, độ nhớt, tỷ trọng tăng. Tuy nhiên khối lượng và thể tích nguyên liệu giảm đi.

Hóa học: vitamin C ít nhiều bị phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Do nước bốc hơi nên giá trị pH cũng thay đổi theo.

Hóa lý: sự chuyển pha của nước. Nước tồn tại ở dạng lỏng sau khi qua cô đặc sẽ chuyển sang trạng thái hơi và thoát ra ngoài.

Sinh học: do nhiệt độ cao nên các enzyme bị vô hoạt, nhiều vi sinh vật bị ức chế hoặc tiêu diệt.

Mục đích hoàn thiện: tạo cấu trúc gel cho sản phẩm Biến đổi nguyên liệu:

Hóa lý: hình thành cấu trúc gel bằng cách tạo thành các liên kết ngang giữa các sợi polysaccharide, thành các thành phần khác được nhốt trong mạng gel

Một phần của tài liệu Mứt Thanh Trà (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)