Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học dự án nội dung hoá học và vấn đề môi trường (Trang 102 - 103)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành TNSP tại trường THPT Ngô Gia Tự ở Hà Nội. Chọn cặp lớp thực nghiệm với cùng một GV giảng dạy. Trong đó cặp lớp 12A1 và 12A2 là lớp chất lượng cao của trường, còn cặp lớp 12A5 và 12A6 là lớp cơ bản.

Lớp TN Lớp ĐC GV

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

12A1 30 12A2 31 Nguyễn Quang Trung

12A5 38 12A6 36 Kiều Thu Hà

3.3.2. Trao đổi với GV

Trước khi TNSP, gặp GV để trao đổi một số vấn đề sau: - Nhận xét, đánh giá của GV về các lớp TN và ĐC đã chọn.

- Nắm tình hình và NLGQVĐ của các đối tượng HS trong các lớp TN và ĐC. - Nội dung và phương pháp dạy học dự án và đánh giá HS qua bảng kiểm quan sát

và bài kiểm tra sau thực nghiệm.

3.3.3. Thiết kế chương trình thực nghiệm

Tiến hành trao đổi với GV các vấn đề sau:

- Thống nhất nội dung kiến thức trong mỗi dự án và tiến trình bài học. Bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC là như nhau.

- Đối với lớp TN sử dụng kế hoạch bài dạy được thiết kế trong luận văn, lớp ĐC sử dụng kế hoạch bài dạy theo bình thường theo chương trình, có trình bày ở phụ lục.

3.3.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá

Tiến hành kiểm tra sau dự án. Đề bài như nhau đối với lớp TN và lớp ĐC. Chúng tôi thực hiện một bài kiểm tra 45 phút sau khi kết thúc dự án “Phân loại rác thải sinh hoạt” và dự án “Xử lý rác thải hữu cơ”.

Chúng tôi đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS thông qua: bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá, kết quả của bài kiểm tra theo thang điểm 10.

93

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học dự án nội dung hoá học và vấn đề môi trường (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)