Mô hình hệ thống của truyền thông D2D trong phương pháp ILA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhiễu truyền thông d2d trong mạng thông tin di động 5g (Trang 37)

d P d1 2 d 1 Z r1 Z2 2 r Z1 Z2

Trong quá trình sử dụng chung nguồn tài nguyên, truyền thông D2D sẽ gây nhiễu cho người sử dụng di động CUE. Do đó, việc BS quản lý nhiễu giữa truyền thông D2D và mạng di động là rất cần thiết. Quy trình để hạn chế nhiễu trong phương pháp này được mô tả như sau:

Trước tiên, bằng cách sử dụng phương pháp vùng hạn chế nhiễu, BS sẽ hạn chế nhiễu giữa truyền thông D2D và mạng di động. Không có CUEs nào sử dụng cùng tài nguyên với người dùng D2D trong các khu vực và . Tiếp đến, BS sẽ quyết định các nguồn tài nguyên thích hợp cho người dùng D2D, nhằm cải thiện thông lượng mạng.

2.3.3 Đánh giá hiệu năng hệ thống trong đường xuống

Mô phỏng truyền thông D2D dưới kịch bản mạng tế bào gồm 3 trạm như Hình 2.4. CU CUE CUE CUE D2D D2D CU CUE CUE CUE D2D D2D CU CUE CUE CUE D2D D2D Kênh con Kênh con Kênh con Hình 2.4. Kịch bản mô phỏng ILA.

Mạng di động sử dụng OFDMA kết hợp với công nghệ tái sử dụng tần số một

1

vấn đề CCI. Trong PFR, vùng phủ của BS được phân chia thành vùng trung tâm và các vùng biên, các tế bào sử dụng chung tần số cho vùng trung tâm và sử dụng các tần số đôi một khác nhau cho vùng biên và khác với vùng trung tâm. Trong mỗi vùng phủ của một trạm, người dùng ở trung tâm có thể sử dụng các kênh con trung tâm và biên, trong khi người dùng biên chỉ có thể sử dụng các kênh con ứng với vùng biên. Do đó, sự can thiệp giữa các tế bào đối với người dùng di động và người dùng D2D có thể gần như được loại bỏ và thông lượng hệ thống được cải thiện [3].

+ Dựa theo mô hình hệ thống của truyền thông D2D trong Hình 2.3, SINR của liên kết di động và liên kết D2D sử dụng tài nguyên đường xuống được tính như sau:

𝑆𝐼𝑁𝑅𝐶𝑈𝐸𝑘 = 𝑃𝐵𝑆𝑃𝑃𝐵𝑆 𝐵𝑆,𝑈𝐸𝑘 ℎ𝐵𝑆,𝑈𝐸𝑘 𝑁0+ 𝐼0+ 𝑟𝑑(𝑘, 𝑙)𝑃𝑇𝑈𝐸𝑙𝑘𝐺𝑇𝑈𝐸𝑙,𝑈𝐸𝑘 𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 = 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑃 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙 𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 ℎ𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 𝑁0+ ∑ ∑𝑀 𝑟𝑑(𝑘, 𝑙)𝑃𝐵𝑆𝐺𝐵𝑆,𝑅𝑈𝐸𝑘𝑙 𝑘=1 𝑁 𝑙=1 (2.15) Trong đó:

𝑆𝐼𝑁𝑅𝐶𝑈𝐸𝑘: là SINR của 𝐶𝑈𝐸𝑖 chia sẻ tài nguyên với người dùng D2D (Với

𝑟𝑑(𝑘) = 1).

𝑆𝐼𝑁𝑅𝐶𝑈𝐸𝑘: là SINR của 𝐶𝑈𝐸𝑗 không có nhiễu lẫn nhau với truyền thông D2D (𝑉ớ𝑖 𝑟𝑑(𝑘) = 0).

𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 là SINR của liên kết D2D thứ l.

𝑃𝐵𝑆: là công suất phát của BS.

𝐼0: là nhiễu liên tế bào của các CUEs.

𝑁0: là nhiễu.

Với K là số người dùng chia sẻ kênh tài nguyên cho truyền thông D2D.

+ Tổng dung lượng trong truyền thông di động và dung lượng trong truyền thông D2D được tính như sau:

𝐶𝑈𝐸𝑘 = ∑ 𝑙𝑜𝑔2(1 + 𝑆𝐼𝑁𝑅𝐶𝑈𝐸𝑘)

𝑀

𝑘=1

(2.16)

+ Đối với một cặp D2D sử dụng lại các tài nguyên đường xuống, tổng dung lượng hệ thống bao gồm dung lượng trong truyền thông di động và dung lượng trong truyền thông D2D:

𝐶𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 𝐶𝑈𝐸𝑘 + 𝐶𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 (2.18)

Trong đó:

𝐶𝑈𝐸𝑘: là dung lượng trong truyền thông di động.

𝐶𝑅𝑈𝐸𝑙: là dung lượng trong truyền thông D2D.

2.3.4 Hạn chế nhiễu từ truyền thông D2D

Do truyền thông di động là dịch vụ chính trong tế bào, BS nên hạn chế nhiễu từ truyền thông D2D để đảm bảo chất lượng của các liên kết di động. Để hạn chế nhiễu, đầu tiên BS có thể ước tính trước nhiễu nhận được của CUEs. Tiếp đến, bất kỳ CUEs nào có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi người truyền D2D (TUE) cần được loại trừ. Vì thế, nhiễu nhận được tại CUEs do người truyền D2D (TUE) gây ra có thể được hạn chế. Vùng phủ của khu vực được dựa trên mức hạn chế nhiễu cho truyền thông di động [29] và thỏa mãn điều kiện sau:

𝑟𝑑(𝑘, 𝑙)𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝐺𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑈𝐸𝑘

𝑁0 ≤ 𝜂𝑐 (2.18)

Giả sử rằng đang phải chịu nhiễu nghiêm trọng nhất, và người truyền D2D (TUE) đang truyền dữ liệu với công suất lớn nhất là 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙 = 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥. Nhiễu từ

người truyền D2D (TUE) tới :

𝑟𝑑(𝑘, 𝑙)𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝐺𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 = 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥. 𝑃𝐿0(𝑟1)−𝛼1 (2.20)

𝛼1: là hệ số suy hao đường truyền của liên kết giữa người truyền D2D (TUE) và .

Thay thế công thức (2.19) vào (2.18) ở trên, có thể tính được bán kính vùng phủ : 𝑟1 = (𝑃𝐿0𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥 𝜂𝑐. 𝑁0 ) 1 𝛼1 (2.21)

Vùng phủ của khu vực chủ yếu liên quan đến công suất truyền tải tối đa của truyền thông D2D (𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥 ). Ngoài ra, hệ số suy hao đường truyền cũng có thể ảnh hưởng đến vùng phủ của khu vực . Do đó, BS cần quản lý các nguồn tài

1 Zc i CUE i CUE i CUE 1 Z 1 Z

nguyên được phân bổ cho người dùng D2D và hạn chế nhiễu nhận được của tất cả CUEs để đáp ứng các ràng buộc . Do đó, không nên có CUEs sử dụng cùng một tài nguyên với người dùng D2D trong khu vực .

2.3.5 Hạn chế nhiễu từ truyền thông di động

Người nhận D2D (RUE) bị nhiễu nặng từ các mạng di động nếu có CUEs sử dụng cùng một nguồn tài nguyên gần nó. Để đảm bảo hiệu năng truyền thông D2D, SINR nhận được của các liên kết D2D phải lớn hơn mức hạn chế tối thiểu

𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑙𝑚𝑖𝑛. Công suất phát tối đa 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘𝑙𝑚𝑎𝑥 được áp dụng, SINR của các liên kết D2D chủ yếu phụ thuộc vào nhiễu từ mạng di động. Nhiễu nhận được của người nhận D2D (RUE) nên được hạn chế nghiêm ngặt theo ràng buộc [29].

SINR nhận được của người nhận D2D (RUE) sẽ phải lớn hơn mức ngưỡng:

𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 = 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥𝐺𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙

𝑁0+ ∑𝑘𝑙=1𝑃𝐵𝑆𝐺𝐵𝑆,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 ≥ 𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑖𝑛 (2.22)

Mức hạn chế nhiễu cho người nhận D2D (RUE):

𝜂𝑑 =𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥𝐺𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙

𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑖𝑛𝑁0 − 1 (2.23)

Giả thiết người nhận D2D (RUE) đang gặp phải nhiễu nghiêm trọng nhất từ các mạng di động để ước tính khu vực hạn chế nhiễu. Tất cả các CUEs sử dụng cùng một tài nguyên với người dùng D2D đều nằm xung quanh người nhận D2D (RUE) tại

cùng một khoảng cách . Mức hạn chế nhiễu của người nhận D2D (RUE) phải thỏa

mãn mức 𝜂𝑑:

𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥𝐺𝑈𝐸𝑘,𝑇𝑈𝐸𝑙𝑚𝑎𝑥

𝑁0 ≤ 𝜂𝑑 (2.24)

Trong đó:

𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥𝐺𝑈𝐸𝑘,𝑇𝑈𝐸𝑙𝑚𝑎𝑥 là nhiễu mạnh nhất từ mạng di động tới người nhận D2D (RUE) và năng lượng truyền tối đa 𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥 của liên kết di động được dùng tính

𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥𝐺𝑈𝐸𝑘,𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥 như sau: 𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥𝐺𝑈𝐸𝑘,𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥 = ∑ 𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥. 𝑃𝐿0(𝑟2)−𝛼2) 𝑘 𝑖=1 (2.25) Trong đó: c  1 Z dd  2 r

𝛼2 là hệ số suy hao đường truyền của liên kết giữa BS và người nhận D2D (RUE).

Từ công thức (2.22) và (2.24) ở trên thay vào (2.23), vùng phủ của được tính như sau: 𝑟2 = ( 𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑖𝑛𝑃𝐿0. ∑ 𝑃𝐵𝑆𝑚𝑎𝑥 𝑘 𝑖=1 𝑃𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑎𝑥𝐺𝑇𝑈𝐸𝑘,𝑙,𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙 − 𝑆𝐼𝑁𝑅𝑅𝑈𝐸𝑘,𝑙𝑚𝑖𝑛. 𝑁0) 1 𝛼2 (2.26)

Sau khi ước lượng vùng phủ 𝑍2, BS có thể quản lý nhiễu từ mạng di động đến truyền thông D2D. Người dùng D2D chỉ có thể sử dụng lại các nguồn tài nguyên tương tự với các CUEs không nằm trong khu vực 𝑍2. Do đó, nhiễu tác động đến người nhận D2D (RUE) có thể được giới hạn để đáp ứng các ràng buộc 𝜂𝑑 và hiệu suất của truyền thông D2D có thể được đảm bảo. Do đó, nhiễu từ mạng di động có thể được kiểm soát thông qua khu vực hạn chế nhiễu cho người nhận D2D.

2.3.6 Phân bổ tài nguyên

Sau khi vùng hạn chế nhiễu 𝑍1 và 𝑍2 được xác định. Nguồn tài nguyên cho truyền thông D2D sẽ được phân bổ theo vị trí của người dùng D2D. Các kênh con hiện có cho truyền thông D2D sẽ được gộp lại với nhau dựa trên vùng phủ của khu vực hạn chế nhiễu của người dùng D2D. Do nhiễu nhận được phải được giới hạn để đáp ứng các ràng buộc 𝜂𝑐 và 𝜂𝑑, các nguồn tài nguyên được sử dụng cho truyền thông D2D bị hạn chế. Các nguồn tài nguyên do CUEs sử dụng trong khu vực Z1 và 𝑍2 sẽ không được phân bổ cho người dùng D2D [29].

Xác định các kênh con trung tâm đặt là 𝑆𝑐, các kênh con ở biên của tế bào được đặt là 𝑆𝑒 và kênh con được phân bổ cho truyền thông D2D là 𝑆𝑑. Các tài nguyên được gán cho người dùng D2D có thể được xác định theo các bước sau:

❖ Kênh con được lựa chọn theo vị trí của người dùng D2D

Người dùng D2D nằm ở biên tế bào chỉ có thể truy cập vào kênh con ở biên để tránh nhiễu liên vùng. Mặt khác, khi người dùng D2D được đặt tại vùng trung tâm, các kênh con ở biên tế bào có thể không được phân bổ cho người dùng D2D để đảm bảo rằng các CUEs ở biên tế bào tránh khỏi nhiễu gây ra bởi truyền thông D2D. Những kênh sẵn có cho truyền thông D2D có thể được biểu diễn bởi:

Khi ở trung tâm

(2.27) 2 Z ( ) 1 / / c e s s S S s s S   →   =   

❖ Loại trừ người dùng di động (CUEs) khỏi vùng hạn chế nhiễu.

Để ngăn chặn nhiễu lẫn nhau, những người dùng di động (CUEs) có khả năng gây nhiễu tới người nhận D2D (RUE) và những người dùng di động bị ảnh hưởng nhiễu từ người truyền D2D (TUE) nên được loại trừ. Các kênh con được người dùng di động sử dụng trong khu vực 𝑍1 và 𝑍2 lần lượt là 𝑆𝑧1 và 𝑆𝑧2. Theo như khu vực hạn chế nhiễu của người truyền và người nhận D2D được xác định ở trên, những kênh con nằm trong 𝑆𝑧1 và 𝑆𝑧2 sẽ không được sử dụng cho người dùng D2D. Những kênh con sẵn có cho truyền thông D2D:

(2.28)

❖ Phân bổ tài nguyên cho người dùng D2D:

Kênh con được sử dụng cho người dùng D2D có thể được chọn bằng giao

của và :

(2.29) Sau đó, BS chọn K người dùng di động từ trên cơ sở tối đa hóa tổng dung lượng của người dùng di động và người dùng D2D:

𝑆𝑑 = 𝑚𝑎𝑥

𝑖

⏟𝑅𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙(𝑆𝑖), 𝑆𝑖 ∈ Ω𝑑 (2.30)

Một lược đồ phân bổ nguồn tài nguyên đơn giản cho truyền thông D2D dựa trên chất lượng của liên kết di động được xây dựng. Người sử dụng D2D sẽ được chỉ định để tái sử dụng các kênh con của người dùng di động CUEs có độ lợi kênh đạt được tốt nhất cho BS [29]. Do đó, kênh con được phân bổ cho một cặp D2D là:

𝑆𝑑 = 𝑚𝑎𝑥

𝑖

⏟𝐺𝐵,𝑐𝑖, 𝑆𝑖 ∈ Ω𝑑 (2.31)

Nhờ phương pháp vùng hạn chế nhiễu, nhiễu từ truyền thông D2D có thể được ngăn chặn hiệu quả trong mỗi tế bào. Các CUE được lựa chọn sử dụng cùng một nguồn tài nguyên có chất lượng liên kết tốt và do đó không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiễu từ truyền thông D2D. Hơn nữa, năng lượng truyền tải của BS cho CUEs đã chọn có thể nhỏ hơn so với CUEs với chất lượng liên kết kém. Kết quả là nhiễu vào người dùng D2D có thể được giảm thêm.

 1 2 2 s s/ S sc, SZ ,s SZ  =    d  1  2 1 2 d  =   d

2.4 Kết luận

Trong chương 2 này đã trình bày hai phương pháp quản lý nhiễu là phương pháp khu vực ngăn chặn nhiễu (ISA) và phương pháp khu vực hạn chế nhiễu (ILA). Với mỗi phương pháp, tôi đã trình bày tương đối chi tiết mô hình hệ thống, tính toán các tham số hiệu năng (độ lợi kênh- gain, tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm-SINR, dung lượng của hệ thống- Capacity,…), tính toán khu vực ngăn chặn/hạn chế nhiễu để xác định được tài nguyên nào có thể sử dụng cho truyền thông D2D. Với hai phương pháp trên, ta có thể giải quyết hiệu quả vấn đề quản lý nhiễu giữa người dùng di động thông thường (CUE) và người dùng D2D (DUE), cải thiện thông lượng của hệ thống.

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG, ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHIỄU DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA KÊNH PHA ĐINH RAYLEIGH 3.1. Ảnh hưởng của pha đinh trong quản lý nhiễu

Pha đinh là hiện tượng sai khác tín hiệu thu một cách bất thường xảy ra đối với các hệ thống vô tuyến do tác động của môi trường truyền dẫn.

Các yếu tố gây ra pha đinh đối với các hệ thống vô tuyến mặt đất như: - Sự khúc xạ gây bởi sự không đồng đều của mật độ không khí.

- Sự thăng giáng của tầng điện ly đối với hệ thống sóng ngắn.

- Sự hấp thụ gây bởi các phân tử khí, hơi nước, mưa, tuyết, sương mù...sự hấp thụ này phụ thuộc vào dải tần số cao (>10GHz).

- Sự phản xạ sóng từ bề mặt trái đất, đặc biệt trong trường hợp có bề mặt nước và sự phản xạ sóng từ các bất đồng nhất trong khí quyển.

- Sự phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ từ các chướng ngại trên đường truyền lan sóng điện từ, gây nên hiện tượng trải trễ và giao thoa sóng tại điểm thu do tín hiệu nhận được là tổng của rất nhiều tín hiệu truyền theo nhiều đường. Hiện tượng này đặc biệt quan trọng trong thông tin di động [3].

Trong thực tế, giữa bộ phát và bộ thu có thể xuất hiện các loại kênh truyền: kênh pha đinh Rayleigh, kênh pha đinh Shadowing , kênh pha đinh Nakagami-m, kênh pha đinh Suzuki,...

Kênh được sử dụng trong mô phỏng là kênh chịu ảnh hưởng bởi suy hao trong không gian tự do và pha đinh Rayleigh. Đây là loại kênh truyền thực tế của các thiết bị di động.

Pha đinh Rayleigh là một mô hình thống kê ảnh hưởng của một môi trường lan truyền trên một tín hiệu vô tuyến, như được sử dụng bởi các thiết bị không dây. Các mô hình pha đinh Rayleigh giả sử rằng độ lớn của tín hiệu đã truyền qua một môi trường truyền tải (hay còn gọi là kênh truyền thông) sẽ thay đổi ngẫu nhiên hoặc biến mất theo phân bố Rayleigh. Pha đinh Rayleigh được xem là một mô hình hợp lý cho việc truyền tín hiệu từ tầng đối lưu và tầng bầu khí quyển cũng như ảnh hưởng của các môi trường đô thị được xây dựng lên trên các tín hiệu vô tuyến [3].

➢ Kênh Fading Rayleigh: Đáp ứng kênh h là biến Rayleigh – biến phức

𝑟 = √ℎ𝐼2+ ℎ𝑄2

𝜃 = 𝐴𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 ℎ𝐼

ℎ𝑄 (3.1)

Trong đó: ℎ𝐼, ℎ𝑄là các đại lượng ngẫu nhiên có phân bố Gauss

PDF của biến ngẫu nhiên Rayleigh được cho bởi công thức (3.2) và được biểu diễn như trong Hình 3.1.

𝑝() = {𝜎2𝑒− 2 2𝜎2 0 x0 giá trị khác (3.2)

Hình 3.1. PDF của biến ngẫu nhiên Rayleigh.

Vì ℎ𝐼, ℎ𝑄 ngẫu nhiên phân bố Rayleigh nên r, 𝜃 cũng là đại lượng ngẫu nhiên có xác suất.

Vậy r là ngẫu nhiên phân bố Rayleigh. 𝜃 là ngẫu nhiên phân bố đều. Phương sai và độ lệch chuẩn:

𝐸[𝑋] = ∫ 𝑋𝑃𝑟∞ 𝑋𝑑(𝑃𝑟𝑋)

0 (3.3)

𝜎2 = 𝐸[𝑋2] − 𝐸2[𝑋] (3.4)

Trong đó X là đại lượng ngẫu nhiên và 𝑃𝑟𝑥 là xác suất xảy ra đại lượng đó. Phương sai của một biến ngẫu nhiên (𝜎2) là bình phương của độ lệch chuẩn. CDF của biến ngẫu nhiên Rayleigh:

𝐹() = {1 − 𝑒− 2 2𝜎2 0 x0 giá trị khác (3.5)

3.2 Đánh giá hiệu năng của hệthống dựa trên phương pháp ISA (khu vực ngănchặn nhiễu) chặn nhiễu)

3.2.1 Mô hình mô phỏng

Mô hình mạng tế bào là một macro-cell có tâm là trạm gốc với bán kính là 200m. Hệthống anten được giả định là vô hướng. Các tham sốhệ thống được liệt kê chi tiết trong Bảng3.1.

Bảng 3. 1. Tham số mô phỏng

Tham số Giá trị

Bán kính cell 200 m

Số người dùng trong một cell 80 người

Số cặp D2D 2 cặp

Công suất phát của BS 46 dBm

Công suất phát của UE (bao gồm người dùng di động và người dùng D2D). Đây là công suất phát tối đa và bằng nhau của các UE (Pdmax)

15 dBm

Độ dài bước sóng (LTE 1900 MHz) 0,158 m

Khoảng cách giữa TUE và RUE 30 m

Hệ số suy hao đường truyền (𝛼) 4

Đầu tiên, một tế bào bao gồm M người dùng di động (CUEs) và hai cặp D2D được phân bổ một cách ngẫu nhiên, khoảng cách giữa TUE và RUE trong mỗi cặp là không đổi. Hình 3.2 mô tả phân bố của các CUE và hai cặp D2D trong mạng.

Hình 3.2. Phân bố của các CUE và cặp D2D trong mạng.

Trong Hình 3.2, điểm màu tím đại diện cho trạm cơ sở BS, dấu cộng màu xanh lá cây và màu đỏ thể hiện cặp người dùng D2D, còn lại là số CUEs được phân bố ngẫu nhiên.

Để đánh giá hiệu năng của hệ thống dựa trên phương pháp ISA, trong chương trình mô phỏng xét đến sự thay đổi về mức công suất phát bao gồm đường lên (PUL) và đường xuống (PDL).

- Kênh sử dụng trong mô phỏng là kênh chịu ảnh hưởng bởi suy hao trong không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhiễu truyền thông d2d trong mạng thông tin di động 5g (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)