.4 Dung lượng hệ thống thay đổi khi ngưỡng nhiễu thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhiễu truyền thông d2d trong mạng thông tin di động 5g (Trang 50 - 51)

Từ kết quả mô phỏng Hình 3.4, chúng ta có thể thấy, nếu mức ngưỡng nhiễu thấp hơn -150dBm, thì trường hợp phân bổ tài nguyên sử dụng ISA kém hơn trường hợp phân bổ tài nguyên ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khi mức ngưỡng đạt giá trị lớn hơn - 150dBm, thì dung lượng của hệ thống tăng lên và đạt trạng thái bão hòa tại mức năng lượng ngưỡng 𝑃𝑈𝐿 = 𝑃𝐷𝐿 = −115dBm. Khi đó, dung lượng của hệ thống ổn định và không có sự thay đổi hay chênh lệch quá lớn ở các mức năng lượng tiếp theo. Duy trì ở mức năng lượng này giúp hệ thống đạt dung lượng cao và hiệu năng tốt nhất.

Dựa theo kết quả mô phỏng ở trên, có thể thấy rằng dung lượng hệ thống cải thiện đáng kể khi sử dụng phương pháp quản lý nhiễu dựa trên khu vực ngăn chặn nhiễu (ISA) so với khi không sử dụng. Khi sử dụng phương pháp này, bằng cách loại bỏ tất cả các CUE nằm trong khu vực ngăn chặn nhiễu, chỉ sử dụng chung tài nguyên với các CUE nằm ngoài vùng RULRDL, ngưỡng nhiễu tăng dần kéo theo bán kính vùng phủ giảm dần, số CUE nằm ngoài vùng phủ tăng, SINR của hệ thống tăng lên và do đó dung lượng của hệ thống ngày càng tăng đến một thời điểm đạt trạng thái bão hòa.

3.3 Đánh giá hiệu năng của hệ thống dựa trên phương pháp ILA (vùng hạn chế nhiễu) nhiễu)

3.3.1 Mô hình mô phỏng

Phương pháp ILA có xem xét đến trường hơp nhiễu liên tế bào. Giả sử mô hình mạng gồm 3 tế bào là 3 macro-cell được mô tả như Hình 3.6. Ở đây, bán kính mỗi tế bào là 300m, bán kính trung tâm tế bào là 150m, biên của tế bào là vùng giới hạn từ 150m-300m (thể hiện vùng giới hạn từ đường tròn nhỏ đến đường tròn to trong hình vẽ). Hệ thống anten được giả định là vô hướng. Các tham số hệ thống có giá trị như trong Bảng 3.1 ở trên. Người dùng được phân bổ một cách ngẫu nhiên vào các tế bào.

Trong Hình 3.5, giả sử tại trung tâm các tế bào người dùng sử dụng một tần số (thể hiện bằng dấu cộng màu xanh lam); ở biên mỗi tế bào, người dùng sử dụng các tần số khác nhau (thể hiện bằng các dấu cộng màu đỏ, màu hồng và màu đen).

Quá trình mô phỏng dựa trên phương pháp ILA dưới sự ảnh hưởng của người dùng di động đến cặp D2D không chỉ từ nội cell mà cặp D2D thuộc về, mà còn bị nhiễu từ các trạm BS lân cận ảnh hưởng đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhiễu truyền thông d2d trong mạng thông tin di động 5g (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)